Phú Yên: Tìm hướng đi cho làng nghề chiếu cói
Những tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề chiếu cói Phú Tân 1 liên tiếp gặp nhiều khó khăn vì sức tiêu thụ kém, hàng hóa tồn kho ngày càng lớn. Mặc dù vậy, các hộ dân làm nghề vẫn đều đặn dệt chiếu để duy trì hoạt động của làng nghề.
Gia đình anh Phạm Văn Tây (thôn Tân Long, xã An Cư) có 13 máy dệt chiếu, với gần 30 lao động thường xuyên. Bình quân, cơ sở sản xuất hơn 6.000 chiếc chiếu mỗi tháng. Hồi đầu năm, thời tiết thuận lợi, cơ sở làm việc liên tục nên sản lượng tăng cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh, sức tiêu thụ chiếu rất chậm nên hiện cơ sở của gia đình anh Tây còn tồn đến vài ngàn chiếc chiếu. Anh Tây cho biết: Năm nay thời tiết biến động thất thường. Mấy đợt mưa lũ vừa qua, nhiều hộ sản xuất trong làng nghề bị nước ngập sâu, làm ướt và hư hại cói nguyên liệu cũng như chiếu thành phẩm. Gia đình tôi bị nước lụt “ngâm” hơn 3 tấn cói. Lượng chiếu tồn kho cũng hư hỏng ít nhiều. Chúng tôi phải liên tục chuyển chiếu lên gác cao để tránh lũ; đến bây giờ vẫn chưa dám bỏ xuống.
Người dân làng nghề chiếu cói Phú Tân dệt chiếu bằng máy. Ảnh: NGÔ XUÂN
Cơ sở sản xuất chiếu cói của chị Nguyễn Thị Phương (thôn Phú Tân) cũng khó khăn không kém vì sản lượng tiêu thụ sụt giảm đáng kể. Mặc dù vậy, cơ sở của chị vẫn phải “gồng gánh” công việc và thu nhập của hơn 30 lao động địa phương. Theo chị Phương, mặc dù tiêu thụ chậm nhưng chị vẫn cố gắng duy trì thu mua chiếu của bà con làng nghề. Bởi nếu không có người thu mua, bà con sẽ bỏ nghề; đến khi cần hàng thì sẽ gặp khó khăn.
Nhiều trăn trở
Để duy trì và mở rộng hoạt động của làng nghề chiếu cói Phú Tân, vợ chồng anh Nguyễn Anh Quân (thôn Phú Tân) đã tìm tòi cách làm các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cói. Anh Quân tham gia cuộc thi khởi nghiệp thanh niên với các dòng sản phẩm mỹ nghệ từ cây cói như túi xách, mũ, hộp đựng, thảm chân... Mục tiêu của anh là tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ để phục vụ khách du lịch; từ đó phát triển thành loại hình du lịch trải nghiệm tại làng nghề chiếu cói Phú Tân. Thế nhưng, để làm được điều này, một mình anh vẫn chưa đủ sức.
Anh Quân tâm sự: “Để đưa ý tưởng thành hiện thực, cần rất nhiều giai đoạn cũng như sự hỗ trợ của địa phương. Trước mắt, tôi sẽ nghiên cứu, học tập thêm kinh nghiệm sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã để tạo thêm nhiều dòng sản phẩm phục vụ khách du lịch. Sau đó, tôi sẽ mở lớp đào tạo nghề để tận dụng lượng lao động nông nhàn rất lớn của địa phương. Bước đầu đã có một số khách liên hệ đặt hàng, nhưng tôi chưa dám nhận nhiều vì sợ chưa đủ sức”.
Bên cạnh cơ sở của anh Quân, chị Nguyễn Thị Phương cũng rất trăn trở với hướng đi này. Chị Phương cho biết: Hiện nay, vùng trồng cói tại địa phương ngày càng ít; cơ sở chủ yếu phải nhập cói từ miền Nam với giá ngày càng tăng cao. Trong khi đó, dệt chiếu bằng máy cần sợi cói dài, đều nên lượng cói ngắn bị thừa ra không ít, rất lãng phí. Do vậy, thời gian tới cơ sở sẽ nghiên cứu làm thêm các dòng sản phẩm mỹ nghệ từ cói để tận dụng số nguyên liệu thừa này và tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khó nhất vẫn là tìm đầu ra cho sản phẩm một cách ổn định, bền vững.
Theo ông Cao Thế Nhân, Chủ tịch UBND xã An Cư, hiện nay, vùng trồng cói của xã An Cư chỉ còn khoảng 20ha do một số diện tích người dân chuyển sang trồng cỏ nuôi bò. Diện tích này hiện chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu sản xuất của làng nghề. Do vậy, thời gian tới, địa phương tiếp tục định hướng mở rộng diện tích trồng cói để đáp phần nào nhu cầu nguyên liệu của làng nghề.
“Bên cạnh đó, chính quyền địa phương khuyến khích người dân nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm cói mỹ nghệ để phục vụ du lịch. Trước mắt, xã An Cư sẽ phân bổ nguồn vốn 500 triệu đồng từ Hội Nông dân để hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất. Về lâu dài, xã sẽ tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ các hộ dân tìm kiếm hướng đi mới để phát triển làng nghề dệt chiếu Phú Tân”, ông Nhân nói.
Bài và ảnh: Ngô Xuân - Dương Trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân