Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn
Nhiều địa phương chưa xác định được các dòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; Tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa địa phương chưa được phát huy và gắn với phát triển du lịch để tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm; Sản xuất đa số nhỏ, sản lượng thấp, việc liên kết chuỗi giá trị còn lỏng lẻo. Nhiều vùng nguyên liệu đã được hình thành, nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng... Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn hạn chế, mặc dù đây được coi là công cụ “hợp pháp” để bảo vệ doanh nghiệp và cũng là giấy thông hành đưa nông sản Việt ra thế giới.
Công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp; Liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ của một số ngành hàng chưa chặt chẽ. Tổn thất sau thu hoạch còn cao. Sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao chưa nhiều. Hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản còn thấp do các doanh nghiệp, đơn vị còn gặp khó khăn, nguồn lực để đầu tư hạn chế; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lao động có tay nghề cao còn thiếu…
Ông Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo
Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu, nhất là hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua các trang mạng xã hội; Bán hàng trực tuyến trên hệ thống sàn giao dịch điện tử… Bên cạnh đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm cho xuất khẩu nông sản trên bình diện cả nước bế tắc, những thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, EU, Mỹ đóng băng, cộng thêm tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu… làm cho sản xuất nông nghiệp vốn đã khó khăn lại càng thêm nhiều thách thức.
Mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm tuy đã có cải thiện, nhưng việc tuân thủ và áp dụng các quy định hiện hành về quản lý chất lượng, ghi bao bì, nhãn mác theo các quy định của pháp luật vẫn còn hạn chế. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ và chưa chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận…), bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp…
Cơ chế, chính sách chưa đủ sức hấp dẫn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Thiếu các hoạt động mang tính chất kiến tạo cho sự phát triển và liên kết hiệu quả giữa các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân… làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, cũng như chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Áp dụng chuyển đổi số, bán hàng bằng hình thức livestream trực tuyến thông qua các kênh mạng xã hội của HTX Tâm Trà Thái
Để từng bước khắc phục hạn chế, bất cập, nhằm xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất nông sản lớn; Thuận lợi về giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng cho các địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó có: Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019 – 2025; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định việc áp dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn được xem là xu thế tất yếu trong trong thời đại 4.0. Đây được xem là giải pháp quan trọng để các sản phẩm OCOP nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Năm 2021, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”:
Xác định việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các chủ thể tham gia chu trình OCOP và năng lực cán bộ triển khai thực hiện chương trình là yếu tố quan trọng nên công tác tuyên truyền, tập huấn được chú trọng. Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các Trường Đại học trên địa bàn, các địa phương, đơn vị triển khai trên 10 hội thảo, 15 lớp tập huấn, 5 chương trình livestream với các nội dung: Hỗ trợ các địa phương, chủ thể thực hiện chu trình OCOP; chuyển đổi số trong chương trình OCOP; Hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán sản phẩm OCOP trên mạng xã hội cho 500 lượt người và hàng nghìn lượt người (tham gia bằng hình thức trực tuyến). Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền về Chương trình OCOP: Xây dựng 06 phóng sự, phim tư liệu, chuyên đề phát sóng trên truyền hình Trung ương (VTV1, cổng thông tin đối ngoại vietnam.vn...); Đăng tin, bài trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh; Biên tập và đăng tải 200 bài trên Trang thông tin điện tử nông thôn mới, Website OCOP Thái Nguyên (lũy kế đến ngày 07/12/2021 đã có trên 2,6 triệu lượt người truy cập).
Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm được coi trọng, nhằm kết nối và đưa sản phẩm ra thị trường. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỉnh Thái Nguyên đã khuyến khích các chủ thể OCOP đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội (Facebook, fanpage, Zalo, các trang thương mại điện tử), Website nông thôn mới, OCOP Thái Nguyên (đến nay, 60/68 doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội); tổ chức ngày hội trưng bày sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu nhân dịp các sự kiện của tỉnh (như: Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Thái Nguyên). Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đã được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao trên hệ thống truyền thông đa phương tiện. Lắp đặt 100 biển hiệu giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các đơn vị cấp huyện, cấp xã; Thiết kế và chế tác 1.500 huy hiệu OCOP Thái Nguyên nhằm quảng bá, tôn vinh các chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Giới thiệu 129 sản phẩm OCOP trên các sàn giao dịch điện tử (C- Thái Nguyên, Viettel, VinaPost, Voso, Sendo, Lazada, Amazon...). Xây dựng Website OCOP Thái Nguyên nhằm số hoá việc quản lý, đánh giá, xếp hạng và quảng bá phát triển các sản phẩm. Chủ trì 05 hội nghị (trực tuyến) kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã với các đối tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu trong và ngoài nước.
Khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khâu đột phá. Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các chính sách khoa học, công nghệ đối với các chủ thể tham gia chu trình OCOP, tư vấn và hỗ trợ gần 50 đơn vị phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm OCOP. Hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã và các chủ thể OCOP triển khai thực hiện Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương về Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam. Tư vấn, hỗ trợ cho 21 đơn vị trong việc thực hiện các ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng nông nghiệp (4.0), “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” “Nông nghiệp thông minh” vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP. Đến nay, đã hỗ trợ cấp chứng nhận VietGap cho trên 500 ha chè; 300 ha lúa; 150 ha rau, củ, quả. Tư vấn cho 10 chủ thể xây dựng hệ thống tưới thông minh, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành sản xuất và bán hàng. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm; Thiết kế bao bì, nhãn mác, catalogue sản phẩm; hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch và Website quảng bá sản phẩm cho trên 100 doanh nghiệp, hợp tác xã; Xây dựng dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và cấp 500.000 tem truy xuất nguồn gốc cho 50 sản phẩm tham gia chu trình OCOP.
Với những nỗ lực và cách làm sáng tạo, cùng với quyết tâm cao của các địa phương, đơn vị. Sau ba năm triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay toàn tỉnh có 129 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó có: 54 sản phẩm 3 sao, 73 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm 5 sao). Chương trình OCOP đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn. Chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm được hình thành khép kín từ các khâu: Nuôi, trồng - chăm sóc - thu hoạch - bảo quản - chế biến - đóng gói - quảng bá, xúc tiến thương mại - tiêu thụ sản phẩm. Quy mô vùng nguyên liệu được mở rộng, chuẩn hóa về quy trình chăm sóc, đạt tiêu chuẩn quốc gia và hướng tới xuất khẩu (như: VietGap, hữu cơ, an toàn sinh học,...), khả năng hội nhập toàn cầu có tiềm năng rất lớn. Giá trị kinh tế của các sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, công nghệ số đã đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20% - 50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục thực hiện những giải pháp sau:
Một là, Phát huy lợi thế của các địa phương, hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các sản phẩm theo các quy trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn như: VietGAP, Organic, GlobalGAP, GMP, ISO, HACCP, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý chất lượng đồng bộ, tăng cường năng lực chế biến và phát triển thị trường gắn với Chương trình OCOP.
Hai là, Chú trọng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo quy chuẩn chất lượng để xuất khẩu sản phẩm hàng hoá. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, tham gia vào các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt.
Ba là, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, trong xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; Số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP, gắn với giám sát - chứng thực của công tác quản lý nhà nước; Hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối với chương trình OCOP cấp độ quốc gia.
Bốn là, Tăng nguồn lực và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, hỗ trợ chủ thể tham gia chu trình OCOP thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ cao để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Năm là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; Tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.
Nguyễn Công Dũng
Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thái Nguyên
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPĐP NTM TƯ)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP
15:32 | 13/09/2024 OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Tin khác
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Hương vị đất trời
11:20 | 10/09/2024 OCOP
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 | 09/09/2024 OCOP
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội
10:14 | 09/09/2024 OCOP
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc
10:13 | 09/09/2024 OCOP
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
19:22 | 08/09/2024 OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
09:00 | 05/09/2024 OCOP
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9
15:48 | 04/09/2024 OCOP
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
07:16 | 01/09/2024 OCOP
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024
07:15 | 01/09/2024 OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:11 | 31/08/2024 OCOP
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
10:13 | 29/08/2024 OCOP
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống