Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề hiện nay?
Ông Lưu Duy Dần: Hiện nay, cả nước có trên 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của làng nghề khoảng 15%/năm. Thủ công mỹ nghệ tạo ra mặt hàng chủ lực của làng nghề và thu hút hàng triệu lao động.
Có thể nói, sản phẩm thủ công mỹ nghệ nước ta từ xưa đến nay vốn rất nổi tiếng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, trước sức ép của thị trường, nhiều sản phẩm làng nghề của nước ta dần bị mai một, thậm chí nhiều làng nghề rơi vào tình trạng gia công sản phẩm.
Từ thực trạng trên, việc nhận thức và ý thức lại quá trình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay. Để giải quyết hiệu quả vấn đề này cần sự chung tay của Nhà nước, các bộ ngành, địa phương, cơ chế chính sách và bản thân các làng nghề.
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Phóng viên: Xin ông cho biết một số giải pháp để xây dựng thương hiệu và sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề?
Ông Lưu Duy Dần: Cái khó của các làng nghề trong xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ chính là các khó khăn về phát triển sản xuất như: thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, mặt bằng sản xuất, khoa học công nghệ, quản lý, bảo vệ môi trường…Cùng với đó, có không ít làng nghề chưa chú trong công tác này nên vô tình làm cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ ít được khách hang trong và ngoài nước biết đến.
Do vậy, xây dựng thương hiệu và sản phẩm làng nghề phải là một trong những giải pháp then chốt để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, không chỉ thúc thẩy văn hoá, du lịch làng nghề phát triển mà còn thúc đẩy đổi mới mối quan hệ sản xuất, tổ chức liên kết giữa những người sản xuất và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa người sản xuất và doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhãn hiệu tập thể đồng nhất với việc thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể đó, với nâng cao ý thức, bảo vệ quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, cần triển khai đồng loạt các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể như: phối hợp cùng với doanh nghiệp, người sản xuất, Hiệp hội Làng nghề Việt nam Tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… để quảng bá sản phẩm sản phẩm để bán và giới thiệu sản phẩm…
Để xây dựng thương hiệu làng nghề rất cần sự vào cuộc của các Sở, ban ngành tại các địa phương. Trong đó, cần hỗ trợ các làng nghề trọng điểm, làm mẫu để nhân rộng điển hình.Bên cạnh đó, các địa phương cần hỗ trợ các làng nghề về kiến thức nhãn hiệu tập thể, nâng cao năng lực, trình độ quản lý nhãn hiệu tập thể…
Phóng viên: Thưa ông, việc cải tiến mẫu mã sản phẩm chính là hướng đi có ý nghĩa “sống còn” cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ trong bối cảnh hiện nay, ông có đánh giá gì?
Ông Lưu Duy Dần: Theo tôi các làng nghề cần tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa làng nghề - nghệ nhân với các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học, các trường Cao đẳng, Đại học mỹ thuật… có năng lực trong giảng dạy, đào tạo về thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm là giải pháp quan trọng giúp cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ giải quyết được những khó khăn đang gặp phải. Những tư vấn đó sẽ giúp làng nghề - nghệ nhân tìm tòi và phát triển được những mẫu mã mới vừa phù hợp với truyền thống, vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Đối với Nhà nước cần tổ chức định kỳ các cuộc thi thiết kế mẫu mã mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cũng như khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách, chuyên gia… để đẩy mạnh cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thực hiện: Minh Huy
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Trong suốt chặng đường 8 năm xây dựng và phát triển, báo Thời báo Làng nghề Việt, mặc dù còn nhiều gặp khó khăn nhưng báo đã từng bước vươn lên đứng vững và trưởng thành trong làng báo chí Cách mạng Việt Nam; có chỗ đứng trong làng nghề, hội viên và bạn đọc gần xa trên cả nước.
Về chính trị, tư tưởng: Ban biên tập báo Thời báo Làng nghề Việt cùng đội ngũ cán bộ phóng viên của báo, luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Báo không chỉ thực hiện đúng mục đích tôn chỉ là: Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người dân, hội viên, làng nghề mà còn phản ánh sinh động về sản xuất kinh doanh đời sống văn hóa tinh thần, tâm tư nguyện vọng của người dân làng nghề trong cả nước.
Về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Báo đã làm tốt việc quảng bá giới thiệu hình ảnh, thương hiệu văn hóa, làng nghề giới thiệu nghệ nhân, thợ giỏi, hội viên… Các chuyên mục về làng nghề, nghệ nhân, mỗi làng một sản phẩm, xây dựng nông thôn mới, khuyến công, bạn đọc với tòa soạn được các hội viên làng nghề, nghệ nhân, bạn đọc gần xa đánh giá cao. Về nội dung hình thức: Báo ngày càng hấp dẫn bạn đọc, có chiều sâu, đi vào hoạt động chủ yếu của các làng nghề, nghệ nhân, hội viên…
Nhân kỷ niêm 8 năm ngày báo Thời báo Làng nghề Việt ra số báo đầu tiên (22/12/2011 - 22/12/2019) và bước sang năm mới Canh Tý 2020, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đề nghị tập thể cán bộ, nhân viên báo Thời báo Làng nghề Việt mà trước hết là Ban Biên tập, phóng viên cần phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, phát huy những mặt đã làm được, sớm khắc phục những thiếu sót, yếu kém, vững bước đi lên trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn đến đâu, phải tiếp tục thực hiện các nội dung theo đề án đã được cơ quan chủ quản phê duyệt; Xây dựng báo Thời báo Làng nghề Việt thành một cơ quan báo chí có uy tín, thương hiệu, là tiếng nói của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân