Nỗ lực bảo tồn gốm Chăm
Làng gốm thủ công lâu đời
Hiện nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa, từ những đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân gốm. Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm đều thực hiện bằng thủ công, toát lên giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và vẻ đẹp của làng gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.
Quy trình làm gốm truyền thống của người Chăm bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn kết nối với nhau. Đầu tiên là việc chọn đất và lấy đất. Việc xử lý đất trước khi làm gốm quyết định đến chất lượng và hiệu suất sản phẩm sau khi nung. Việc chế tác gốm Chăm hoàn toàn bằng tay, nghệ nhân tự đi giật lùi quanh bàn chế tác tạo hình gốm, không dùng bàn xoay như hầu hết các làng gốm khác. Do đi quanh chế tác nên cách vuốt gốm của nghệ nhân Chăm là vuốt thẳng, khác với cách vuốt ngang ở các làng gốm có sử dụng bàn xoay.
Gốm của người Chăm được nung lộ thiên. Thời gian để nung chín toàn bộ sản phẩm gốm nhanh hay chậm tùy thuộc vào số lượng gốm nhiều hay ít. Với một số sản phẩm mỹ nghệ, nghệ nhân còn sử dụng một số cách tạo màu tự nhiên như rưới, phun nước hạt điều, nước cây thị - trong khi loại tượng nghệ thuật lại có thể được om trấu hoặc củi để tạo những vết loang đen do khói lửa.
Cách chế tác gốm Chăm không cần bàn xoay hoặc khuôn
Đặc biệt, một đặc trưng quan trọng của gốm Chăm là thế giới tâm linh tín ngưỡng, phong tục, văn hóa Chăm thể hiện qua gốm. Trên các sản phẩm gốm Bàu Trúc, thường bắt gặp dáng hình và điệu múa mềm mại của nàng Apsara, vũ điệu thần Shiva qua tượng hoặc phù điêu, các kiểu sinh thực khí linga-yoni, cặp bình đực-cái, điệu múa Chăm, nghệ nhân chơi kèn saranai… cùng những tác phẩm mô phỏng đời sống văn hóa tâm linh khác.
GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, Viện Văn hóa quốc gia Việt Nam, khẳng định: Trong hành trình tìm kiếm về văn hóa Chăm, đồ gốm là “chìa khóa” tiếp cận đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm. Trong mỗi giai đoạn nhất định, họ tiếp thu thành tựu, kinh nghiệm của giai đoạn trước, trong quá trình giao lưu văn hóa với cộng đồng người xung quanh… gốm Bàu Trúc ngoài đặc điểm riêng mang tính địa phương thì đều mang đặc tính chung của gốm trong khu vực.
Sản phẩm gốm Chăm
Đột phá để phát triển
Gốm Chăm Bàu Trúc đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc cực thịnh, có lúc mất dần vị thế do thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào, gốm Chăm vẫn tồn tại và là sản phẩm ẩn chứa giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng Chăm. Qua hàng trăm năm, hiện nay, thị hiếu người tiêu dùng hiện đại đòi hỏi sản phẩm gốm Chăm cũng cần thay đổi kiểu dáng, chủng loại và có tính thẩm mỹ cao hơn. Do đó, những nghệ nhân sống chết với gốm buộc phải thay đổi tư duy, cải tiến kiểu dáng, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới. Sản phẩm truyền thống như đồ gia dụng (lu, chum, vại, lò, ấm, nồi) giờ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong mẫu hàng của làng gốm. Thay vào đó, những người thợ gốm sáng tạo ra hàng ngàn sản phẩm mới, hoa văn độc đáo gồm gốm mỹ nghệ, gốm trang trí, gốm lưu niệm...
Tiên phong trong xu thế sản xuất dòng sản phẩm là việc ra đời của HTX gốm Chăm Bàu Trúc, nơi tập hợp những nghệ nhân có cách chế tác gốm Chăm xuất sắc nhất. Đến năm 2014, HTX gốm Chăm Bàu Trúc được củng cố kiện toàn lớn mạnh hơn với hơn 64 thành viên.
Anh Phú Hữu Minh Thuần- Giám đốc HTX gốm Chăm Bàu Trúc, cho biết: “Dòng sản phẩm gia dụng giờ chỉ chiếm 20% tổng sản phẩm chúng tôi sản xuất. Hiện nay, HTX tập trung phát triển dòng gốm trang trí, gốm lưu niệm, gốm mỹ nghệ có tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao, có sản phẩm lên tới 50 triệu đồng như đèn gốm trang trí, đèn ngủ, lọ hoa, bình nước, bình trà, lục bình, tháp nước, các tượng thần của văn hóa Chăm và các biểu tượng văn hóa phương Tây, văn hóa phương Đông. Ở mỗi sản phẩm, người tiêu dùng đều có thể thấy được yếu tố hiện đại kết hợp hài hòa với những đường cong, họa tiết, hoa văn cách điệu đặc trưng của văn hóa Chăm. Đó chính là nét riêng, mang bản sắc đặc trưng tạo nên sức hấp dẫn của gốm Chăm với mọi người”.
Theo Xuân Hướng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản
13:57 Kinh tế

Hà Nội ban hành 5 nhóm giải pháp khuyến công năm 2025
13:57 Khuyến công