Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Những làng nghề truyền thống ở Tuyên Quang

TBV - Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khá phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tiêu biểu như: nghề trồng bông, dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản...Các làng nghề góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập cho người dân.
Nghề đan nón Minh Quang

Nghề đan nón tre xuất hiện ở xã Minh Quang vào năm 2016, để đan hoàn chỉnh 1 sản phẩm nón tre mất rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công khác nhau như: vào rừng lựa tre, ngâm tre, chẻ lạt, đan thành nón, quét sơn, dầu bóng… Sự khéo léo, tinh tế của người thợ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của sản phẩm.


Mỗi sản phẩm tùy loại được bán ra thị trường với giá dao động từ 120 - 180 nghìn đồng.

Hiện ở xã Minh Quang đã có nhiều hộ gia đình chuyển nghề sản xuất nón tre đan. Với những tín hiệu tích cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như tiềm năng quảng bá du lịch mà chiếc nón tre mang lại, xã đang tiến hành lập kế hoạch phát triển nghề đan nón tre để trình UBND huyện Chiêm Hóa. Với mong muốn đưa sản phẩm nón tre đan trở thành một trong những nghề chủ lực góp phần phát triển kinh tế của địa phương, xã cũng đang có kế hoạch thành lập hợp tác xã đan nón tre.

Làng nghề chè Sơn Dương

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có diện tích chè trên 8.000 ha, sản lượng chè búp tươi trên 47.000 tấn.


Ông Phạm Hữu Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Dương cho biết, huyện hiện có 1.575 ha chè, trong đó đã quy hoạch vùng chè hàng hóa với diện tích 958 ha ở 11 xã và có 145 ha chè ở 21 xã ngoài vùng quy hoạch. Sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt khoảng 12.000 tấn. Ngoài việc duy trì và phát triển thương hiệu làng nghề chè Vĩnh Tân, xã Tân Trào, huyện tạo điều kiện hỗ trợ 5 làng nghề vừa được công nhận là: Làng nghề chè thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành; làng nghề chè thôn Liên Phương, xã Phúc Ứng; làng nghề chè thôn Đồng Hoan, xã Tú Thịnh; làng nghề chè thôn Yên Thượng, xã Trung Yên; làng nghề chè thôn Cảy, xã Minh Thanh sớm hoàn thành các thủ tục về logo nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Từ khi thành lập làng nghề, người dân được tham gia các lớp tập huấn về quy trình sản xuất chè sạch, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào các khâu sản xuất, năng suất chè búp thu hoạch được cải thiện đáng kể, từ 8 - 10 tấn/ha lên 11 - 13 tấn/ha. Giá trị sản phẩm được nâng lên, chè khô có mức bán từ 80.000 - 100.000 đồng/kg lên 120.000 - 150.000 đồng/kg. Hiện nay, thôn đang kiện toàn Ban quản lý làng nghề, tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đăng ký nhãn mác bao bì sản phẩm để sớm đưa sản phẩm của làng nghề tham gia các hội chợ thương mại.

Xây dựng các làng nghề chè đã giúp người làm nghề chè tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Làng nghề thổ cẩm Lăng Can

Xã Lăng Can, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) được thiên nhiên phú cho một phong cảnh đẹp mơ màng. Lăng Can còn hấp dẫn du khách hơn nữa bởi nơi đây vẫn giữ được nghề truyền thống trồng bông dệt vải.

Cứ mỗi độ xuân về, người Tày xã Lăng Can đều tổ chức lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng) để tạ ơn đất trời, tạ ơn tổ tiên đã sinh ra nghề trồng bông dệt vải - một cái nghề độc nhất vô nhị của vùng rừng núi Nà Hang. Bà Nguyễn Thị Đán - một nghệ nhân dệt vải ở thôn Bản Kè - khẳng định: “Hoa văn trên thổ cẩm Lăng Can không giống bất cứ hoa văn của dân tộc nào.

Thổ cẩm Lăng Can mặc vừa mềm, vừa ấm, nhưng rất thoáng, khác hẳn với thổ cẩm của một số dân tộc khác”.

Làng nghề thủ công mỹ nghệ

Các làng nghề thủ công của tỉnh Tuyên Quang đang có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành điểm đến của khách du lịch, nhờ mỗi làng nghề đều gắn liền với một địa danh du lịch, tạo ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn không thể tách rời.


Điển hình như làng nghề mây, giang đan của phụ nữ xã Trung Hà (Chiêm Hóa) gắn với điểm du lịch thác Bản Ba. Sau khi ngắm cảnh thác nước, khách du lịch thường lui tới những gian nhà sàn thoáng rộng vừa để tìm mua sản phẩm lưu niệm, vừa tìm hiểu cách thức đan lát thủ công của đồng bào người Tày nơi đây. Nhiều bà mế tuổi ngoài bẩy mươi cũng ngồi làm, và họ là những chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật cho khách tham quan. Từ những sợi giang, sợi mây, các bà, các chị kết thành chiếc đĩa đựng trái cây, chiếc giỏ hoa, làn mây... rồi đưa về các tỉnh dưới xuôi xuất khẩu, bán lẻ cho khách du lịch. Công việc này tạo thêm thu nhập cho phụ nữ trong xã khoảng 30.000 đồng/ngày. Hiện Trung Hà đã có 17 thôn trồng được 80 ha mây làm vùng nguyên liệu cho làng nghề này. Giá trị kinh tế của các sản phẩm mây giang đan tuy chưa lớn, nhưng người nông dân miền núi có việc làm tăng thêm thu nhập, đồng thời tạo nên nét phong phú, hấp dẫn cho du lịch thác Bản Ba.

Ở thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương), từ cuối năm 2007 cũng thành lập tổ đan lát và dệt thổ cẩm gồm 50 hội viên phụ nữ người dân tộc Tày. Hướng tới Tuần văn hóa - du lịch "Về nguồn" diễn ra trên quê hương vào thời gian tới, nên từ đầu tháng 4 chị em phụ nữ của tổ đan lát và dệt thổ cẩm Tân Lập tranh thủ lúc nông nhàn, làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ để phục vụ khách tham quan. Những người đan lát và dệt thổ cẩm ở đây cho biết, khó khăn lớn nhất để duy trì và phát triển làng nghề không phải là nguyên liệu mà là vốn đầu tư và đầu ra cho sản phẩm. Song khi căn cứ cách mạng Tân Trào được sửa sang trở thành trung tâm du lịch của tỉnh, chắc chắn các sản phẩm đan lát và dệt thổ cẩm của đồng bào nơi đây sẽ bán chạy.

Bảo Ngọc (TH)



Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

LNV - Tại Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là “xứ trầm hương” làng nghề trầm hương Vạn Thắng đã trở thành một biểu tượng cho sự gìn giữ và phát triển tinh hoa trầm hương Việt Nam.
Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

LNV - Làng nghề bún, bánh An Phong ở khu phố An Phong, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tồn tại hàng trăm năm qua, được định hướng phát triển thương hiệu gắn với phát triển du lịch nông thôn, bảo tồn phát huy giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của làng nghề.
Trà sen Quảng An Tây Hồ: Hương sắc thanh mát từ lòng thủ đô

Trà sen Quảng An Tây Hồ: Hương sắc thanh mát từ lòng thủ đô

LNV – Trà sen Quảng An Tây Hồ, với hương vị thanh nhẹ và tươi mát, không chỉ là một thức uống đặc biệt mà còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc, từ cách ướp sen tỉ mỉ đến nghệ thuật thưởng trà độc đáo mang đậm bản sắc Hà Nội.
Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Các làng nghề khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm qua góp phần quan trọng giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, tạo nguồn thu và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã gây không ít khó khăn, thách thức tới các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển

Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển

LNV - Những năm gần đây nghề nuôi biển ở tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh về quy mô và số lượng, tạo nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng ven biển, đảo của tỉnh.
Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc

LNV - Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề khô cá lóc là 200 triệu đồng/năm.

Tin khác

Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

LNV - Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng khoa học công nghệ và các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề là xu hướng tất yếu. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường mà còn góp phần thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá, lan tỏa thương hiệu và sản phẩm làng nghề đến với bạn bè quốc tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.
Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng

Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng

LNV - Câu chuyện của nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng thật thú vị khi được trực tiếp xem bộ tượng gốm mỹ thuật dân gian tại tư gia của ông, nằm tại khu phố sầm uất gần chợ Bến phà - Kiến an (Hải Phòng). Nơi đây trưng bày những tác phẩm tượng gốm độc bản, hơn 30 năm ông đã dày công nghiên cứu và sưu tầm trên 300 tác phẩm cho tượng gốm mỹ thuật dân gian, mang giá trị văn minh, văn hóa sông Hồng thời sơ sử của người Việt cổ.
Độc đáo nghề đắp tượng thú

Độc đáo nghề đắp tượng thú

LNV - Nằm ven đường DH2, thuộc thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, cơ sở đắp tượng của “nghệ nhân” Lương Văn Ngưu (55 tuổi) như một công viên thu nhỏ với các loài thú sinh động. Những chú hươu cao cổ, nai, voi, trâu, ngựa vằn… hiện lên chân thực, mang đến cảm giác như đang bước vào một khu bảo tồn thiên nhiên thu nhỏ.
Làng cói Kim Sơn

Làng cói Kim Sơn

LNV - Làng cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã từ lâu đã trở thành một dấu ấn trong bản sắc văn hóa của con người nơi đây. Nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn nổi tiếng xa gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

LNV - Cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm chừng 10 km về phía Nam, làng Mỹ Nghiệp hiện ra như một miền ký ức còn sống. Không ồn ào, không vội vã, nơi đây lưu giữ từng sợi chỉ, từng hoa văn, từng tiếng thoi đưa... như cách người Chăm gìn giữ linh hồn văn hóa mình qua bao thế kỷ.
Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

LNV - Với người dân xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Thanh Hoá, cây cảnh không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đôi tay khéo léo và sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang trồng và kinh doanh cây cảnh, biến niềm đam mê thành hướng đi làm giàu bền vững. Nghề trồng cây cảnh không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới.
Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

LNV - Nghệ nhân Nguyễn Rạng, Chủ nhiệm câu lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là người thực hành xuất sắc, mà còn là hạt nhân kết nối cộng đồng, truyền lửa cho thế hệ trẻ nối tiếp đam mê nghệ thuật Bài chòi.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

LNV - Tại Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là “xứ trầm hương” làng nghề trầm hương Vạn Thắng đã trở thành một biểu tượng cho sự gìn giữ và phát triển tinh hoa trầm hương Việt Nam.
Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh

LNV - TP.HCM ghi nhận số ca COVID-19 tăng nhanh trong những tuần gần đây. Biến chủng mới NB.1.8.1 được xác định chiếm tới 83% mẫu bệnh phẩm – trùng khớp với đà lây lan hiện tại.
Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025

LNV - Hòa cùng không khí sôi động của Năm Du lịch quốc gia 2025, tỉnh Bình Định tổ chức chuỗi sự kiện du lịch hè đặc sắc, đa dạng với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao và hội nghị quy mô lớn.
Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 68 xã nâng cao, 14 xã kiểu mẫu, tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và thống nhất trình Trung ương xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới

LNV - Là xã vùng đồi gò của huyện Ba Vì, năm 2020 xã Tiên Phong đã về đích Nông thôn mới. Diện mạo của địa phương đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Giao diện di động