Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Những hậu duệ của nghề

LNV - Tự bao đời nay, xứ Thanh vẫn được xem là vùng đất của trăm nghề. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, thế hệ này tiếp bước thế hệ kia bằng tất cả niềm say mê, tự hào, trân trọng. Đặc biệt, trước tác động của thị trường, vòng quay tất bật của cuộc sống mưu sinh, sự nỗ lực, quyết tâm gắn bó, phát triển từ những người trẻ đã tạo nên luồng sinh khí, mở ra hướng đi, cơ hội mới cho nghề và làng nghề truyền thống xứ Thanh.


Năm 2018, nghệ nhân làng nghề Nguyễn Bá Quý (xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa) đã được Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Bằng xác lập kỷ lục “Người thực hiện phiên bản trống đồng Ngọc Lũ bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nhắc đến làng nghề đúc đồng Chè Đông (hay còn gọi là Trà Đông), xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), người ta vẫn thường nhắc đến các Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) như: Lê Văn Bảy, Nguyễn Bá Châu, Lê Văn Dương, Đặng Ích Hoàn. Không chỉ là những người có đóng góp quan trọng khôi phục nghề đúc đồng truyền thống mà hơn hết, chính họ đã trở thành nguồn động lực, tấm gương sáng, người thầy trao truyền và tiếp lửa cho nhiều thế hệ trẻ theo đuổi, nỗ lực phát triển nghề.

Ví như cái cách mà nghệ nhân làng nghề Nguyễn Bá Quý (34 tuổi, làng Chè Đông, xã Thiệu Trung), con trai NNƯT Nguyễn Bá Châu từng bước gặt hái được những thành công trên hành trình theo đuổi, gắn bó với nghề đúc đồng truyền thống.

Sinh ra trong “cái nôi” của nghề, anh Quý lớn lên bên ánh lửa bập bùng của những lò đúc đồng. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, anh Qúy đã thích thú đứng nhìn bố, các chú, các anh hăng say lao động. Hơn hết, sự giáo dục, định hướng, uốn nắn của người cha là NNƯT, người tạo nên nhiều kỷ lục Guinness về đúc đồng truyền thống và sự tin tưởng, ủng hộ từ phía gia đình... đã trở thành nền tảng, “bước đệm” vững chắc giúp anh Quý thuận lợi trên con đường phát triển nghề.

Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện “cần”. Để có được thành công từ nghề truyền thống, ngoài tài năng, sự nhạy bén thì đòi hỏi mỗi người phải có “sức bền”. Nhận thức sâu sắc điều đó, anh Quý luôn kiên trì, bền bỉ rèn luyện, trau dồi, hoàn thiện bản thân từng ngày nhằm tạo nên “sức bền” cho chính mình.

Nếu một người thợ học nghề với mục đích duy nhất là tìm kiếm cho mình “kế sinh nhai” thì bài học sẽ dừng lại ở việc “làm theo những khuôn mẫu”, lặp lại thao tác đến khi nhuần nhuyễn. Nhưng với anh Quý, bài học về nghề đúc đồng của anh luôn bắt đầu theo quy trình ngược, học từ những điều khó khăn nhất. Anh Quý kể: Từ những năm 2000, anh đã được ông Nguyễn Bá Châu tin tưởng, giao cho phụ trách việc thiết kế, tạo mẫu hoa văn trên khuôn trống đồng do gia đình sản xuất. Đây là một trong những công đoạn khó trong quy trình đúc đồng, đòi hỏi người làm phải có kiến thức, kỹ thuật và năng khiếu. Nhằm đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc, để không phụ lòng tin tưởng của cha, anh Qúy chăm chỉ, kiên nhẫn tìm tòi, học hỏi qua tư liệu, sách vở. Chỗ nào chưa hiểu hay còn băn khoăn thì chủ động trao đổi, trò chuyện cùng ông Châu. Từ sự chỉ dạy, hướng dẫn của ông Châu và nỗ lực, phấn đấu của bản thân, những sản phẩm, mẫu hoa văn mà anh Quý tạo nên trên khuôn trống đồng đạt đến độ tinh xảo, đẹp mắt, được khách hàng ưa thích, đánh giá cao.

Theo thời gian, anh Quý từng bước tạo dựng được uy tín, tiếng tăm trong nghề. Mong muốn xây dựng và phát triển nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông theo hướng bền vững, anh Quý luôn sẵn lòng chia sẻ, truyền dạy kinh nghiệm, kỹ năng, “tay nghề” của mình cho nhiều thợ trong Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Đông Sơn - Chè Đông và trong làng, từ đó hình thành đội ngũ lao động lành nghề, chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi công việc, thị trường.

Qua những nỗ lực, phấn đấu ấy, năm 2016, anh Quý được Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề, góp thêm vào bảng thành tích của gia đình một dấu ấn tiêu biểu.

Bằng tinh thần dám nghĩ, dám làm của người trẻ, tiếp bước truyền thống gia đình, anh Quý ấp ủ ý tưởng: “Muốn làm một điều gì đó lớn lao trong nghề để khẳng định mình, có thêm động lực tiếp tục phấn đấu”. Năm 2012, anh Quý bắt tay vào làm trống đồng Ngọc Lũ phiên bản lớn. Sau 6 tháng tâm huyết, hăng say, tỉ mỉ chau chuốt từng công đoạn, chiếc trống hoàn thành trong sự trầm trồ, thán phục của nhiều người bởi sự tinh tế ở đường nét, hoa văn và “số đo khủng”: đường kính là 2m1, thân trống là 2m35, chiều cao của trống đạt 1m58. Năm 2018, anh Quý đã được Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Bằng xác lập kỷ lục “Người thực hiện phiên bản trống đồng Ngọc Lũ bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam”.

Được biết, anh Quý hiện là Phó Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Đông Sơn - Chè Đông. Trong những năm qua, cùng với nhu cầu thị trường ngày càng tăng, thương hiệu làng nghề đúc đồng Chè Đông ngày càng được khẳng định, ưa chuộng, công ty định hướng chú trọng đầu tư theo chiều sâu như: Đa dạng hóa, nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tích cực tham gia xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm... Đặc biệt, công ty đã mạnh dạn tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Vừa qua, bộ sản phẩm trống đồng Quý Châu của công ty là một trong những sản phẩm OCOP đã được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng 4 sao. Anh Quý cho biết: “Bên cạnh việc mở rộng sản xuất, thời gian tới, công ty thực hiện ứng dụng công nghệ, sản xuất dây chuyền, từ đó đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến các sản phẩm quà lưu niệm bằng đồng phục vụ du lịch”. “Không bao giờ được phép ngừng cố gắng” - đó là điều mà anh Quý luôn ấp ủ mang theo trên suốt hành trình phấn đấu phát triển nghề, gắn bó với nghề truyền thống của gia đình, quê hương.

Lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất xứ Thanh không thể thiếu bóng dáng khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay, óc sáng tạo và sự cần cù, chịu thương, chịu khó vốn là nét đặc trưng trong tính cách người dân nơi đây. Bởi vậy mà từ xa xưa, vùng đất này đã nổi danh với hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống. Có những làng nghề đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam như một thương hiệu của sức sống bền bỉ: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”. Và còn đó những làng nghề truyền thống: dệt may, đan lát, làm mộc, chế tác đá mỹ nghệ, đồ trang sức, làm gốm, đan cót, sản xuất, chế biến nước mắm... quyện vào không gian văn hóa làng, xã. Sức sống của các nghề và làng nghề truyền thống ấy có một phần đóng góp quan trọng từ những người trẻ say mê, tâm huyết, nghiêm túc học hỏi, lao động, sáng tạo.

Cũng như nhiều người trẻ đã và đang gắn bó với nghề truyền thống, anh Lê Trọng Hưng ở làng Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) xem đó là một may mắn, một niềm tự hào không phải ai cũng có được. Anh Hưng thẳng thắn chia sẻ: “Giữa thời buổi này, người trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm chẳng phải điều dễ dàng, nhiều người phải bỏ thời gian, công sức, tiền bạc đi học nghề làm chỗ dựa cho bản thân và gia đình. Trong khi đó, bản thân mình có một nền tảng tốt để phát triển thì tại sao không hết lòng với nó”.

Chập chững học nghề khi còn là cậu bé 8 tuổi, từ những năm học THCS đã được nhà trường lựa chọn tham gia hội thi “Khéo tay kỹ thuật” của tỉnh và xuất sắc giành giải nhất. Đối với anh Hưng, nghề mộc không đơn thuần là “kế sinh nhai” mà còn là ký ức tuổi thơ, tình yêu dành cho gia đình, quê hương. Vì lẽ đó, ở ngưỡng tuổi 30, từng thử sức ở nhiều “ngã rẽ” khác nhau, anh Hưng quyết tâm gắn bó với nghề mộc, kế thừa truyền thống gia đình. Gia đình anh Hưng có 2 xưởng sản xuất gỗ tại xã Hoằng Đạt, tổng diện tích khoảng 600m2, bình quân doanh thu khoảng 500 triệu đồng/năm.

Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng anh Hưng là thợ “phá” (phác thảo hoa văn) vững tay nghề. Được biết, phá là một trong những công đoạn quan trọng quyết định giá trị thẩm mỹ của sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và năng khiếu. Bởi vậy, nhiều người thợ mộc dù đã làm nghề nhiều năm vẫn không thể chạm khắc được những họa tiết, hoa văn đạt mức tinh xảo, sống động. Phát huy thế mạnh vốn có, ngoài công việc ở xưởng gỗ của gia đình, anh Hưng cùng một số bạn nghề thường nhận làm các ngôi nhà cổ, nhà gỗ theo phong cách truyền thống. Anh Hoàng Hữu Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt, cho biết: “Trên địa bàn xã hiện có khoảng 150 hộ làm nghề mộc, chủ yếu ở làng Hạ Vũ. Những năm qua, làng nghề có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Bằng sự nhanh nhạy với thời cuộc, khoa học công nghệ, bắt kịp xu hướng thị trường, dám nghĩ, dám làm, lực lượng lao động trẻ góp phần không nhỏ vào việc phát triển nghề”.

Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, nét riêng biệt, độc đáo của những làng nghề truyền thống nếu không phải là dấu ấn thời gian, tinh hoa sáng tạo và sự tiếp nối, trao truyền? Chính tình yêu và niềm đam mê đã khiến nhiều người trẻ lựa chọn gắn bó, kế thừa, phát huy nghề truyền thống của gia đình, quê hương. Họ là tương lai, là niềm hy vọng, là hậu duệ đáng tin cậy, tiếp thêm luồng sinh khí mới cho làng nghề xứ Thanh tiếp tục phát triển, vững bền theo năm tháng.

Theo baothanhhoa.vn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin khác

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

LNV - Nằm bên bờ sông Long Hồ, xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là xóm nghề đan đát rổ, rế từ tre trúc. Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người dân nơi đây. Nhờ sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay của người thợ, những chiếc rổ, rế từ tre trúc đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước miền Tây.
Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

LNV - Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa.
Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

LNV - Về miền Tây Nam Bộ ai cũng biết nơi đây có một nét rất riêng biệt đó là lắm sông nhiều cá, nên nơi đây cũng sản sinh ra một làng nghề mang đậm chất đặc trưng sông nước đó là làng nghề đan lờ, lợp.
“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

LNV - Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng dệt Vạn Phúc là 2 làng nghề đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

LNV - Xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa cách TP. Cao Bằng khoảng trên 30km, đây là làng nghề làm ngói âm dương đã có hàng trăm năm tuổi. Ngói Lũng Rì được làm thủ công rất cẩn thận, màu sắc đẹp, dùng lợp mái nhà mát vào mùa hè ấm về mùa đông.
Trù phú làng nghề

Trù phú làng nghề

LNV - Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...
Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

LNV - Thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được coi là cái nôi của nghề đan đát, đây là một nghề bản địa với nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm ra các sản phẩm quen thuộc như: Thúng, nong, nia, rổ, sàn, dừng, lồng sen, cơi trầu, xiểng đám cưới.
Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Đến nay, 100% cơ sở sản xuất giấy trong khu vực làng nghề Phong Khê; 135/137 cơ sở sản xuất giấy trong cụm công nghiệp Phong Khê I và Phong Khê II, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã dừng hoạt động.
Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa

Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa

LNV - Thái Bình được biết đến không chỉ là “vựa lúa” của miền bắc Việt Nam mà còn là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trong đó, phải kể đến làng nghề dệt đũi xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, (tỉnh Thái Bình) trước đây, xã Thống Nhất ngày nay. Nghề dệt đũi Nam Cao được Bộ VH-TT&DL cấp chứng nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 11/2023.
Làng hương Cao Thôn

Làng hương Cao Thôn

LNV - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dịp lễ Tết chính là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Những nén hương thơm thành kính như cầu nối trao gửi những tâm nguyện lời ước mong của người sống với những tổ tiên đã khuất. Để có một nén hương thơm là không biết bao nhiêu công sức của những người làm nghề làm hương xạ. Làng hương Cao Thôn, xã Bảo Khê, (TP. Hưng Yên), là một trong những làng nghề làm hương xạ lâu đời nhất cả nước với lịch sử hơn 200 năm. Thời điểm Tết là lúc không khí của làng nghề nhộn nhịp hơn hẳn.
Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống

Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống

LNV - Huyện Lai Vung là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Tháp có nhiều nghề truyền thống. Thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lai Vung nỗ lực bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng nền kinh tế thị trường.
Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi

Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi

LNV - Nghệ nhân Thanh Đa (tên thật là Nguyễn Đình Đa) có 24 năm tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú với kỹ năng trình diễn nghệ thuật dân ca và bài chòi qua tiếng hát ru ngọt ngào, mùi mẫn và những làn điệu trữ tình, sâu lắng của dân ca, bài chòi.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

LNV - Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đặc sắc
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

LNV - Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì cuộc làm việc của Đoàn kiểm tra với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vào ngày 13/3/2025.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

LNV - Sáng ngày 4/3, tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động