Người làm thạch ảnh đầu tiên ở Việt Nam
Nghệ nhân thạch ảnh Lê Đức Vỹ
Công việc làm ăn đang “thuận buồm xuối gió” thì thị hiếu của khách hàng cũng dần thay đổi. Từ đó, những khoản vốn đầu tư vào hàng trăm tấm đá, hàng nghìn lọ hóa chất bỗng dưng ế ẩm, không tiêu thụ được. Lại một lần nữa niềm đam mê nghệ thuật của ông không những không nuôi nổi gia đình mà thậm chí càng làm cho cuộc sống của gia đình ông khi đó càng trở nên nghèo túng hơn khi lúc nào hết.
Không chịu đầu hàng, với niềm đam mê của mình, ngày đêm ông vắt óc suy nghĩ bao nhiêu vấn đề liên quan về đá và ảnh. Rồi một ý tưởng bỗng lóe ra khi với triết lý. “Muốn thành công bất kỳ về cái gì đó thì mình phải làm những cái gì họ chưa làm, nghĩ cái gì mà người ta chưa nghĩ, may ra mới cứu được cộc sống này”. Ông chia sẻ.
Một sản phẩm “diệp ảnh” mà ông tâm đắc
Bằng xác lập kỷ lục “Người làm thạch ảnh đầu tiên ở Việt Nam”.
Rồi đá cũng không phụ công người, vào giữa năm 2005 ông đã thành công với những tác phẩm đầu tay khi đưa ảnh mầu vào đá mà ông gọi đó là môn nghệ thuật “thạch ảnh”. Những “đứa con” tinh thần của ông lần lượt ra đời và được công chúng đón nhận một cách hào hứng. Cũng từ đó cái tên “Vỹ thạch ảnh” được nhiều người biết đến và lan tỏa sang tận các nước phương Tây. Những đơn đặt hàng ngày càng nhiều, tác phẩm làm ra được tiêu thụ mạnh như một nguồn động viên để ông sáng tạo thêm nhưng thể loại nghệ thuật khác.
Chia sẻ về nghề ông cho biết: “ Khác với những môn nghệ thuật khác, nghệ thuật phóng ảnh lên đá đòi hỏi người nghệ nhân phải có con mắt tinh và tỉ mỉ, nhưng để có một tác phẩm ưng ý thì khâu chọn hình thù của đá và thiết kế định hình là khâu quan trọng nhất. Với ông để có tác phẩm được mọi người chú ý thì “tiêu chí của mình là phải độc, lạ và mang tính ngẫu hứng cao. Từ đó sẽ theo chủ đề mà đặt tên cho từng tác phẩm.”.
Cũng theo người nghệ nhân này thì mỗi viên đá có những đường gân, hình thù khác nhau mình làm sao bố cục cho hợp lý để tác phẩm sẽ trở nên có hồn hơn. Tùy thuộc vào từng tác phẩm mà công đoạn phóng ảnh cũng tùy thuộc theo thời gian, nhưng thông thường sẽ kéo dài từ ba đến năm giờ đồng hồ sau đó sẽ được tráng một lớp hóa chất bảo vệ ảnh để nâng cao tuổi thọ của tác phẩm.
Trong các tác phẩm của mình ông Vỹ vẫn tâm đắc với những tác phẩm phóng ảnh Bác Hồ vào đá. Vì theo ông “Chân dung Bác Hồ từ lâu được các nghệ nhân khắp cả nước đưa vào các chất liệu khác nhau. Nhưng việc phóng ảnh Bác vào chất liệu đá thì chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Trong khi đó, đá là một vật liệu trường tồn mãi theo thời gian nên việc phóng ảnh Người lên đó nó có một ý nghĩa sâu sắc của tâm hồn người nghệ nhân Việt.”.
Không chỉ dừng lại ở việc phóng ảnh lên đá, ông còn sáng tạo thêm việc phóng ảnh lên lá, gáo dừa, lên bề mặt các con sò, con ốc. So với thạch ảnh thì diệp ảnh có ưu thế về trọng lượng dù kỹ thuật làm khó hơn nhưng thời gian làm lại nhanh hơn. Diệp ảnh cũng dễ dàng đóng thành tập, phù hợp với nhiều hình thức lưu trữ và trưng bày, đặc biệt là trong các album.
Chia sẻ về loại hình nghệ thuật mới này ông cho biết: Nếu như với thạch ảnh mình phải tốn hơn 18 năm để mày mò và thuần thục, thì với diệp ảnh chỉ cần 6 tháng vì mình đã có những kinh nghiệm cơ bản. Sau khi thử nghiệm trên nhiều loại lá, hiện mới có lá bồ đề và lá phong đáp ứng được yêu cầu. Vì hai loại lá này có vân khá bền, sau khi loại bỏ “cơm lá”, vân còn lại dày, nên có thể tráng men để in ảnh rất đẹp.”.
Cũng là một người từng sáng tác hơn 50 ca khúc khác nhau, từng là một họa sĩ trên hàng trăm bức họa nên dễ hiểu khi mỗi “đứa con” ra đời của ông đều mang trên mình những “dòng máu” của hội họa và âm nhạc. Những đường nét, vân đá là tiết tấu những hình họa là ca từ.
Cho đến bây giờ đã có hơn hàng chục năm trong nghề, những tác phẩm của ông đã có mặt rộng rãi trên toàn thế giới. Từ một ý tưởng mưu sinh đã đưa ông thành một nghệ nhân khi nào không hay. Với những thành công đó, năm 2007, tại TP Hồ Chí Minh, anh Vỹ được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là “Người làm thạch ảnh đầu tiên ở Việt Nam”. Và đến năm 2013, sản phẩm thạch ảnh và diệp ảnh của ông đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam cấp bằng vinh danh là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa đất Việt.
Bây giờ đã gần bước sang cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, sức khỏe dần yếu không cho phép ông làm những công việc nặng nhọc. “Mình sinh được hai người con nhưng không có đứa nào có “máu” nghệ thuật nên không truyền nghề được cho tụi chúng. Giờ bước sang cái tuổi này, lỡ ngày nào… nên mình rất mong muốn được truyền nghề lại cho ai đó muốn đam mê loại hình nghệ thuật này”. Ông Vỹ tâm sự.
Bài, ảnh: Bảo Lâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng hương Cao Thôn
11:38 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









