Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa chuyên ngành luyện kim và công nghệ đúc anh mong muốn trở về đóng góp xây dựng cho nghề đúc của quê hương. Tuy nhiên con đường khôi phục và phát triển nghề đúc của anh đã trải qua không ít những thăng trầm, đã có giai đoạn gần như phá sản, phải đeo ba lô lên đường làm thuê....nhưng với ý chí quyết tâm khôi phục nghề anh đã đạt được những kết quả khả quan, nhất là từ khi anh áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất không chỉ cho doanh nghiệp của mình mà còn cho các doanh nghiệp trên quê hương và nhiều tỉnh trong cả nước. Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đóng góp không nhỏ vào bảo vệ môi trường làng nghề.
Anh Nguyễn Thế Uy chia sẻ: Gia đình anh có 3 đời làm nghề đúc người trực tiếp dạy và truyền nghề cho anh là ông nội của anh, nghệ nhân Nguyễn Văn Vân. Vào năm 1982, ông Vân là người đầu tiên của nghề đúc Hải Phòng (và trên cả nước) đúc thành công chân máy khâu bằng gang, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Những năm đó và mấy năm về sau nghề đúc của gia đình phát triển khá tốt vì ngoài đúc chân máy khâu còn đúc các chi tiết cho nhà máy xi măng và nhà máy toa xe lửa. Đến thời kỳ xoá bỏ bao cấp nghề đúc của gia đình nói riêng và xã Mỹ Đồng nói chung có chiều hướng đi xuống, gia đình chỉ còn lại một người con út của cụ Vân cố gắng duy trì nhưng cũng không thể phát triển được vì những yếu tố khách quan...năm 2002 anh ra trường, lúc này cơ sở đúc của gia đình gần như không còn, anh đành đi xin việc ở một số cơ quan nhưng cũng không đúng nghề đã học.
Nghệ nhân " Bàn tay Vàng" Nguyễn Thế Uy |
Năm 2007 anh quay về xã Văn Cú, huyện An Dương thành lập công ty đúc Thành Uy, chuyên đúc các chi tiết máy bằng nhôm. Giai đoạn này anh đã đúc thành công 160 con Rồng dạng phù điêu bằng nhôm (20 kg/con) cho sân gôn Sông Giá. Tuy nhiên sau đó cũng không phát triển được, vì một số lý do mà đã phá sản, nợ ngập đầu...năm 2009 Anh quay về quê ở xã Mỹ Đồng vay mượn xây dựng lò đúc chạy bằng điện, lao động cật lực cả ngày đêm để trả nợ nhưng cuối cùng vẫn không đủ đành bán cả cơ sở và nhà cửa để trả ngân hàng rồi vác Balô đi làm thuê cho những cơ sở đúc ở các tỉnh khác...năm 2019, sau gần 10 năm "vác thân cùng ba lô sách đi làm thuê" anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, kết hợp với những kiến thức học được, anh đã nghiên cứu ra những giải pháp công nghệ mới về nghề đúc của riêng mình. Đầu tiên là chuyển giao cho dự án đúc trụ cứu hỏa của Bộ quốc phòng thành công. Từ thành công này anh trở về quê hương thành lập Công ty TNHH một thành viên BK với chức năng sản xuất, kinh doanh: Vật liệu phụ trợ luyện kim công nghệ đúc, chuyên cung cấp, chuyển giao công nghệ mới cho nghề đúc như " công nghệ đúc mẫu cháy"; " công nghệ đúc mẫu chảy" cùng nhiều loại vật liệu phụ trợ khác cho ngành đúc. Hiện nay anh Nguyễn Thế Uy được coi là người đầu tiên tại Hải Phòng thực hiện việc tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ nêu trên. Những công nghệ và việc nội địa hoá các vật liệu phụ trợ do anh nghiên cứu ra đã góp phần nội địa hoá các sản phẩm, không phải nhập ngoại nhất là trong giai đoạn Đại dịch covit. Đi với đó cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các lò đúc ở xã Mỹ Đồng, và nhiều cơ sở, doanh nghiệp đúc trên cả nước. Hiện nay công ty anh đang đảm bảo việc làm và thu nhập cho gần 50 lao động. Doanh thu hàng năm liên tục tăng từ 10 tỷ năm 2021 năm 2023 đã đạt 40 tỷ, nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng tăng mỗi năm.
Về định hướng cho những năm tới anh Nguyễn Thế Uy cho biết: anh cùng đội ngũ CBCNV tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những công nghệ đã có, tiếp tục nghiên cứu các công nghệ và thiết bị bảo vệ môi trường mới cho nghành luyện kim, đúc, vì hiện nay còn khá nhiều các doanh nghiệp, cơ sở đúc, luyện kim vẫn áp dụng công nghệ cũ, ảnh hưởng đến môi trường, cũng như ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc khác. Tuy nhiên, để làm được cần sự hợp tác của các doanh nghiệp trong nghề, thay đổi tư duy sản xuất...Đi với đó rất cần sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp chính quyền Ban, Nghành thành phố và địa phương có những cơ chế thông thoáng hơn giúp doanh nghiệp triển khai có hiệu quả các công nghệ và các sản phẩm phụ trợ mới....
Theo ông Nguyễn An Hưng- Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng: Anh Nguyễn Thế Uy là nghệ nhân trẻ say mê với nghề đúc, đã mạnh dạn nghiên cứu ra những giải pháp công nghệ mới cho làng nghề truyền thống của Hải Phòng nói riêng và nghề đúc cả nước nói chung. Với những thành tích đã đạt được, vừa qua nghệ nhân Nguyễn Thế Uy đã được Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng trao tặng danh hiệu “Bàn tay vàng”.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 Tin tức
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 Văn hóa - Xã hội
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 OCOP
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 Văn hóa - Xã hội
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 Nông thôn mới