Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân hơn 40 năm làm đàn ghi ta thủ công

LNV - Nói đến nghệ nhân Lưu Hoàng Quý, giới văn nghệ sĩ Khánh Hoà thường gọi ông với cái tên thân thương “Quý đàn”. Ông là nghệ nhân có thâm niên hơn 40 năm chuyên làm đàn ghi ta theo lối thủ công truyền thống và được xem là người cuối cùng ở phố biển Nha Trang còn làm đàn ghi ta theo cách này.

Khi đến tham quan làng nghề Trường Sơn (đường Trường Sơn, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), du khách có cơ hội tận mắt nhìn thấy cây đàn ghi ta được làm theo cách thủ công truyền thống của nghệ nhân Lưu Hoàng Quý. Nghệ nhân Lưu Hoàng Quý (71 tuổi) sinh ra ở Hải Phòng, theo cha mẹ cùng hai em trai vào phố biển Nha Trang sinh sống và lập nghiệp từ năm 1954.

Từ một thợ mộc lành nghề, ông Quý bén duyên làm “thợ đàn” một cách bất ngờ vào lúc 28 tuổi. Năm 1980, khi nghe nói ở xưởng gỗ xuất khẩu Điện Biên có tuyển thợ mộc, ba anh em ông Quý đến xin làm công nhân mộc, nhưng rồi thấy không hợp nên bỏ về. Khi về nhà, chợt thấy cây đàn ghi ta thùng bị đứt dây nên họ liền nảy ra ý định gỡ cây đàn thành từng mảnh chi tiết để xem làm đàn có khó không.

Nghệ nhân Lưu Hoàng Quý vẫn đang mong mỏi có người nối nghiệp mình
Nghệ nhân Lưu Hoàng Quý vẫn đang mong mỏi có người nối nghiệp mình

Thấy không khó, cả 3 anh em ông Quý hì hục cùng nhau nghiên cứu chế ra cây đàn theo mẫu. Dù cây đàn thô sơ đó có âm thanh và hình dáng mỹ thuật không ổn lắm, nhưng họ khẳng định có thể làm được nếu có dụng cụ chế tác và kỹ năng chuyên môn.

Vì thế, ông Quý cùng hai em trai quyết định vào Sài Gòn xin làm thêm một thời gian ở một xưởng mộc làm đàn nổi tiếng để học bí quyết chế tác đàn ghi ta. Sau hơn 6 tháng “dùi mài” nghề nghiệp, cả 3 anh em trở lại phố biển Nha Trang cùng mở tổ hợp làm đàn ở số 23 Lê Thánh Tôn, TP Nha Trang. Qua hàng chục ngày đẽo gọt và chế tác, cây đàn ghi ta hoàn chỉnh đầu tiên của 3 anh em cũng ra đời trong niềm ao ước, chờ đợi bao lâu nay của họ.

“Khi gắn bộ dây cân chỉnh và mọi người nín thở nghe tôi đánh nốt nhạc đầu tiên của bài “Nha Trang ngày về”. Thế rồi cả 3 anh em chúng tôi reo lên sung sướng vì âm thanh rất chuẩn, nốt nào đúng nốt đó”, ông Quý xúc động kể lại.

Từ đó, xưởng đàn của 3 anh em ông Quý bắt đầu nổi tiếng ở phố biển Nha Trang. Ngoài chế tác đàn để bán, tại xưởng của họ còn sửa đàn cùng các nhạc cụ. Sau này, hai người em của ông Quý sang định cư ở Mỹ cũng đem theo nghề làm đàn và có thể kiếm sống ở xứ người. Riêng ông Quý ở lại phố biển Nha Trang và tiếp tục theo đuổi đam mê làm đàn ghi ta theo cách truyền thống của mình.

Theo ông Quý, thời gian để làm một cây đàn ghi ta mất tới hơn một tuần và đàn có thể làm từ các loại gỗ phổ biến như: thông, tếch, hồng đào...

“Khi làm đàn ghi ta cần phải khắt khe ngay từ khâu chọn gõ, gỗ phải khô và độ co giãn không đáng kể thì âm thanh mới tốt. Từng công đoạn chế tác đàn từ làm thùng đàn, vỏ mặt, lưng đàn, cần đàn cho đến lắp phím, lên dây… đều đòi hỏi đôi tay khéo léo, đôi mắt tinh tế, đôi tai thẩm âm tốt”. Nghệ nhân Lưu Hoàng Quý

Rồi thời hoàng kim của cây đàn ghi ta cũng qua mau khi có nhiều nhạc cụ mới xuất hiện, nhất là nhạc cụ điện tử. Nghề chế tác ghi ta từ đó dần mai một và tiệm đàn của ông Quý thưa vắng khách. Ông Quý lặng lẽ rời trung tâm phố biển Nha Trang ra vùng ngoại ô sinh sống, nhưng nhiều người vẫn tìm đến ông để đặt làm một cây đàn ghi ta theo lối thủ công.

Có nhiều người trước khi xa thành phố biển Nha Trang hay định cư ở nước ngoài vẫn muốn có trong hành trang của mình một cây ghi ta do ông chế tác, coi đó như món quà của quê hương.

Đưa ông Quý đến với nghề có lẽ bởi cái duyên, nhưng để giữ chân ông ở lại tận ngày hôm nay chắc chắn là vì đam mê và tình yêu với cây đàn. “Để làm được công việc này phải có sự sáng tạo, tìm tòi và niềm say mê, nếu chỉ làm vì kinh tế khó gắn bó. Nghề chế tác đàn chỉ có mức thu nhập đủ sống, không ổn định. Vì thế, người theo tôi học nghề khá nhiều nhưng để sống với nghề thì có rất ít”, ông Quý chia sẻ.

Trải qua hơn 40 năm làm nghề, ông Quý đã chỉ giáo cho khoảng 20 người cách chế tác đàn ghi ta theo lối truyền thống. Nhưng vì nghề này không nuôi sống nổi gia đình họ, nên nhiều người đành phải rời xa nghề sau vài năm đeo đuổi.

Nghệ nhân Lưu Hoàng Quý từng có nhiều cơ hội rẽ sang ngành khác với mức thu nhập tốt hơn, nhưng ông vẫn chọn ở lại với nghề để sống trọn với đam mê cả cuộc đời mình. Việc ông đồng ý đến Làng nghề Trường Sơn mở xưởng chế tác là để lan tỏa cảm hứng sáng tạo với cây đàn ghi ta, thắp lên niềm hy vọng có người nối gót ông duy trì công việc thú vị này.

Ông Lê Văn Luật - chủ Làng nghề Trường Sơn, cho biết: Nghệ nhân Lưu Hoàng Quý về đây cùng với họa sĩ thư pháp Lê Vũ, nhạc sĩ Nguyễn Phương Đông, nhà điêu khắc Đoàn Xuân Hùng... thực sự là sự quần tụ quý giá cho Làng nghề Trường Sơn. Đây là cơ hội lan tỏa nguồn cảm hứng về sự sáng tạo từ những bàn tay vàng khéo léo đến với công chúng yêu nghệ thuật ở phố biển Nha Trang.

Công Hoan

Tin liên quan

Nghề vá lưới biển

Nghề vá lưới biển

LNV - Người dân ở khu vực Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) chủ yếu sống bằng nghề khai thác hải sản xa bờ. Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, những tấm lưới đánh cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Do đó, nghề vá lưới từ lâu đã là sinh kế của nhiều phụ nữ miền biển để có thêm thu nhập cho gia đình.

Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025, sáng 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”.
Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.

Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.
Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp x
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Giao diện di động