Nghề làm chổi lông gà ở Triều Khúc

LNV - Nghề làm chổi lông gà ở làng Triều Khúc(xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) là một nét đẹp văn hoá đặc sắc ở khu vực phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội. Trong sự biến động của nền kinh tế thị trường, làng nghề này đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển…
Thời hưng thịnh đã qua

Làng Triều Khúc thường được biết đến như một ngôi làng “bách nghệ trăm nghề” bởi sự đa dạng của hàng trăm nghề truyền thống như làm nón quai thao, dệt thổ cẩm, làm lông vũ… Trong số đó, nghề làm chổi lông gà là một điểm nhấn của làng nghề này, có lịch sử tồn tại và phát triển đã gần ba thế kỷ.

Với nhiều người, làm chổi lông gà thủ công vừa là một cách tiếp nối nghề của cha ông, vừa để lưu giữ vẻ đẹp văn hoá Việt truyền thống.
Với nhiều người, làm chổi lông gà thủ công vừa là một cách tiếp nối nghề của cha ông, vừa để lưu giữ vẻ đẹp văn hoá Việt truyền thống.

Thời điểm nghề làm chổi lông gà phát triển hưng thịnh, hễ ai đặt chân đến làng Triều Khúc đều dễ dàng trông thấy hình ảnh người dân nơi đây bận rộn với những chiếc chổi lông gà. Ngày đó, các hộ gia đình tại làng Triều Khúc tập trung, mỗi hộ lần lượt đảm nhận một phần công việc khác nhau từ thu mua lông gà, rửa lông cho đến xâu lông và hoàn thiện thành phẩm… Thậm chí, có hộ còn trở thành tổng đại lý chuyên cung cấp lông gà. Cứ như vậy, các hộ gia đình ở nơi đây dần hình thành nên một “dây chuyền sản xuất” chổi lông gà thủ công. Và nghề làm chổi trở thành nghề chính, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ làm nghề, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, giúp xóa đói giảm nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Ngày nay, trước những tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, nghề làm chổi lông gà ở làng Triều Khúc đang dần thu hẹp về quy mô khi số hộ gia đình tiếp tục gắn bó với nghề giảm dần. Ngôi làng từng tấp nập với những hoạt động mua bán chổi lông gà nay đã thưa dần những bóng lưng cặm cụi quấn chổi hay xâu lông. Mặc dù vậy, một số nghệ nhân có truyền thống làm nghề lâu đời trong làng vẫn quyết tâm gìn giữ nghề cha ông để lại.

Và những nghệ nhân tâm huyết giữ nghề

Anh Nguyễn Huy Thọ - người làm chổi lâu năm tại làng cho hay, công việc làm chổi lông gà tuy vất vả, lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại và khéo léo, nhưng khi nhìn thấy những bó chổi lông gà thành phẩm sau cả một ngày lao động miệt mài, anh cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi đã gắn bó với nghề. Chiếc chổi lông gà đã gắn bó với nhiều thế hệ trong gia đình anh. Vì vậy, anh vẫn luôn tâm huyết để phát triển nghề truyền thống của gia đình, cũng là lưu giữ nghề truyền thống của địa phương.

Lông gà được khâu thủ công bằng tay vào các sợi chỉ dù nên rất bền.
Lông gà được khâu thủ công bằng tay vào các sợi chỉ dù nên rất bền.

Có thể nói, những túm lông gà tưởng chỉ là đồ bỏ đi, dưới óc sáng tạo và đôi tay khéo léo của người thợ, nghệ nhân, nó dần trở thành một vật dụng hữu ích và quen thuộc trong đời sống của nhiều gia đình Việt. Chiếc chổi lông gà lau dọn những hoa văn trên chiếc tràng kỷ cũ của ông bà hay phủi sạch bụi bặm trên góc bàn thờ cúng gia tiên…

Phát triển làng nghề trong bối cảnh mới

Trong bối hiện nay, nghề làm chổi long gà Triều Khúc đứng trước những nguy cơ, thách thức lẫn cả những tiềm năng, cơ hội, buộc người làm nghề phải có những hướng đi mới để thích nghi với thị hiếu tiêu dùng.

Hiện chổi lông gà truyền thống đều khó có khả năng cạnh tranh với các loại chổi nhựa hay chổi nilon vừa tiện lợi, vừa rẻ. Tuy chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, những cây chổi lông gà mang thương hiệu Triều Khúc vẫn tìm cho mình thị phần riêng và đối tượng khách hàng riêng trên thị trường. Với nhiều gia đình, cây chổi lông gà tuy bình dị nhưng có một vị trí nhất định trong việc chăm nom khu vực thờ cúng trang nghiêm. Hay đơn giản hơn, việc sở hữu một cây chổi lông gà đặt nơi góc nhà như một lời gợi nhắc cho nhiều người về một giá trị truyền thống đã từng gắn bó qua nhiều thế hệ. Năm 2017, cây chổi lông gà Triều Khúc còn từng được điểm tên trên báo Pháp như đánh dấu sức sống mãnh liệt của loại sản phẩm thủ công này.

Nghề làm chổi lông gà ở Triều Khúc

Hiện người dân làng nghề đang tích cực tìm hướng đi mới cho sản phẩm chổi lông gà. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hoa - một người có thâm niên làm chổi lâu năm trong làng, nếu ngày trước, việc bán chổi chủ yếu theo phương thức thương mại truyền thống, phụ thuộc vào các mối khách quen (số lượng lớn) hoặc buôn bán trực tiếp tại chợ (số lượng nhỏ), thì giờ đây, doanh số kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đã chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng sản phẩm bán ra từng tháng của mặt hàng chổi lông gà. Mặc dù tỉ lệ này chưa cao, nhưng đây cũng là tín hiệu cho thấy việc kinh doanh những mặt hàng thủ công truyền thống như chổi lông gà trên các sàn thương mại điện tử là một hướng đi có triển vọng.

Tuy không còn là thời kỳ hoàng kim nhưng sản phẩm chổi lông gà thủ công vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân. Ngoài mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và giảm giá thành sản phẩm, làng nghề chổi Triều Khúc cần có những phương án khác để đa dạng hoá nguồn thu bên cạnh phương thức buôn bán truyền thống, như hình thành chuỗi cung ứng, đẩy mạnh truyền thông thương hiệu, đặc biệt là phát triển du lịch làng nghề.

Bài: Ảnh Nguyệt, Ảnh: Thảo Nguyễn

Tin liên quan

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).

Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.
Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.

Tin khác

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

LNV - Trong 8 tháng đầu năm 2023, lực lượng kiểm lâm Thành phố Hà Nội đã phát hiện 15 vụ vi phạm về lâm nghiệp, tịch thu hơn 5,8m3 gỗ thông thường quy tròn, gần 1,6m3 gỗ quý hiếm và nhiều sản phẩm đồ gỗ không có giấy tờ hợp pháp...
Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

LNV - Truyền thống và hiện đại trong phát triển các làng nghề truyền thống được coi là một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân tố góp phần tạo nên hệ giá trị mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

LNV - Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) từ lâu vốn nổi tiếng là làng nghề nuôi rắn lớn bậc nhất ở Việt Nam. Những năm gần đây, nghề chăn nuôi rắn truyền thống đã và đang có chiều hướng phát triển tốt với các sản phẩm chế biến từ rắn ngày càng đa dạng hơn.
Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

LNV - Sâu thẳm trong trái tim của những người làm nghề thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, giấc mơ về một làng nghề vẫn thắp sáng, ngọn lửa ấy vẫn luôn rực sáng trong hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

LNV - Với chủ đề 'Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững', Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17/9.
Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

LNV - Làng nghề tương bần ở thị trấn Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) đã tồn tại hàng trăm năm với món tương đặc trưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc.
Bát Tràng - Làng nghề "xanh" với công nghệ sạch

Bát Tràng - Làng nghề "xanh" với công nghệ sạch

LNV - Trước kia, khi đến với làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) du khách đều cảm thấy khó chịu từ mùi khói tỏa ra ở những lò nung gốm. Tuy nhiên, những năm gần đây, bằng sự nỗ lực không ngừng, Bát Tràng đang dần dần thay đổi diện mạo và trở thành mô hình sáng về phát triển làng nghề “xanh”.
Gặp nghệ nhân trồng, nhân giống thành công cây hoa anh đào tại Việt Nam

Gặp nghệ nhân trồng, nhân giống thành công cây hoa anh đào tại Việt Nam

LNV - Hoa anh đào Sakura có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản. Loài hoa này là biểu tượng của tình yêu, sự may mắn, thành công, mang vẻ đẹp cốt cách của con người Nhật Bản vốn đã nổi tiếng khắp Thế giới.
Nỗ lực của người nghệ nhân ở Làng nghề chè Cụm Khe Cốc

Nỗ lực của người nghệ nhân ở Làng nghề chè Cụm Khe Cốc

LNV – Ông Tô văn Khiêm (48 tuổi) được biết đến là một trong những Gương mặt “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023” của tỉnh Thái Nguyên. Những hoạt động của ông đã có vai trò quan trọng trong việc phát triển của Làng nghề chè Cụm Khe Cốc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

LNV - Sáng 22/9, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50, phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu
Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn.
Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

LNV - Sắp tới, tại Sân vận động huyện Sóc Sơn sẽ diễn ra Festival nông sản Hà Nội năm 2023. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023) và diễn ra trong vòng 4 ngày, từ 28/9 đến 1/10/2023.
Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

LNV - Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (số 247 Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM), Ban liên lạc (BLL) Quân giới Nam bộ B2 - TP. HCM đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập ngành Quân giới Việt Nam (15/9/1945 – 15/9/2023), Buổi lễ nhằm gặp mặt, ôn lại những truyền thống vẻ vang và đóng góp to lớn của ngành.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động