Nghề "làm bạn với hà bá": Rành chuyện "thủy phủ" hơn cảnh dương gian
“Người ta nói nghề của tụi tui là “làm bạn với hà bá”. Mà có thiệt! Xuống tới đáy sông sâu vài chục thước nước nên ngoài hà bá thì không có ai ở dưới đó với mình hết. Dưới đó cái gì cũng tối om nên người yếu bóng vía không làm được nghề lao khổ này” - Ba Đời chia sẻ.
Người thợ lặn sống nhờ vào ống hơi như thế này.
Vốn có thâm niên 30 năm trong nghề, Ba Đời không nhớ hết những lần mình đối diện với hiểm nguy nơi đáy sông sâu. Từ thời còn “lặn bộ” (không có ống hơi), Ba Đời đã phải nhiều lần “tím mình tím mẩy” bởi áp lực nước khiến ông không thở được, phải ngoi lên bờ. Rồi bệnh lãng tai hay những di chứng tâm lý trong những lần đụng độ “thủy quái” dưới mấy chục thước nước kia đến bây giờ vẫn còn đầy ăm ắp trong đôi mắt già nua.
“Người ta thuê mình lặn tìm đồ đạc hay trục vớt ghe xuồng, tiền công 200.000 - 300.000 đồng/chuyến. Không có ai kêu thì tui lặn dời bè cá thuê cho người ta hay vớt sắt, thép, phế liệu bán kiếm tiền trang trải cuộc sống. Mà ngộ, nước trên mình vừa ráo là hết tiền, lại phải vác đồ nghề đi lặn” - Ba Đời chia sẻ.
“Cái đó thì kinh khủng lắm! Nghe nói tới là nổi da gà nhưng thấy người nhà nạn nhân khóc lóc quá trời nên mình không cầm lòng được. Bình thường xuống nước không sao, chứ tới chuyện đó là thấy “ngộp”, tay chân tê cứng không lặn nổi nhưng vì cái tâm phải ráng. Lắm lần gặp người chết mắc kẹt lâu ngày, tôi nắm tay lôi được lên bờ là muốn xỉu. Có lúc đổ bệnh về nhà nằm li bì mấy ngày không ăn, uống được” - Ba Đời rùng mình.
Thợ lặn thường làm việc theo nhóm.
Hôm chúng tôi đến thăm, Ba Đời đang nằm bệnh do mấy ngày đi lặn liên tục ở TX. Tân Châu và huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ông cho biết, mấy tháng mùa lũ ghe xuồng dễ gặp sự cố nên có thể xem là mùa “làm ăn được nhất” của cánh thợ lặn.
Cũng là thợ lặn như Ba Đời, anh Trần Văn Hóa (ngụ xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) với “ê-kíp” của mình cũng trải qua những nguy hiểm với nghề. Nhóm của anh Hóa có 6 người và anh là “nhóm trưởng” đứng ra nhận việc, thương lượng tiền công với chủ thuê. Thông thường, sẽ có 4 người lặn xuống nước và 2 người trực máy móc, phòng khi sự cố.
“Thợ lặn hay gặp nhất là trường hợp tuột ống hơi hoặc ống hơi kẹt vô gốc cây hay thứ gì đó khiến mình không trồi lên được. Nhiều nơi nước chảy dữ, mình phải đeo thêm sợi xích cho nó đỡ bị trôi nhưng khi “tới chuyện” thì chính nó lại góp phần hại mình. Trên bờ mình bị nạn thì có người này, người kia giúp. Dưới sông sâu tăm tối thì biết kêu ai. Nắm ống hơi giật giật mà người coi máy hơi trên bờ không để ý cũng chết” - anh Hóa thật tình.
Những thợ lặn có thâm niên thường nhìn dòng nước chảy để đoán biết thứ cần trục vớt trôi đến đâu, trôi hướng nào nên sẽ tiết kiệm được thời gian. Với người mới vào nghề, có khi phải lặn đến 2 - 3 ngày vẫn không thấy được thứ cần tìm thì chẳng dám đòi tiền công với chủ thuê. Vậy là, đã cực mà còn phải khổ!
Với những ai “trót làm bạn với hà bá” thì đó là chuyện cùng đường. Có lẽ, cuộc mưu sinh buộc họ phải dấn thân vào những nơi mà nhiều người cả đời không nghĩ đến. Bởi thế, họ rành chuyện “thủy phủ” hơn cảnh “dương gian” mà những lời họ kể cũng chẳng bao nhiêu người hiểu hết, trừ những người cùng là “con cháu của Yết Kiêu”.
Thanh Tiến
Báo An Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 Văn hóa - Xã hội