Nghề dệt Zèng truyền thống ở A Lưới
Chị Hồ Thị Chúc giới thiệu sản phẩm Zèng của Alưới tại “Hội chợ EWEC 2020 Đà Nẵng”.
Bà Mai Thị Hợp cũng cho hay, những sản phẩm dệt Zèng trước đây được dệt ra chỉ để phục vụ nhu cầu mặc của người dân, nay với đủ hoa văn, mẫu mã, kiểu dáng như khăn, túi, khố... đi kèm kỹ thuật gắn hạt cườm tạo nên vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt và đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng của khách du lịch khi đến A Lưới. Huyện A Lưới hiện đã hình thành nhiều HTX sản xuất quy mô lớn như ở thị trấn A Lưới, xã Phú Vinh, xã Nhâm, xã ARoàng… Một số bản làng gần như 100% hộ dân đều tham gia dệt Zèng. Với giá từ 600.000 đến 700.000 đồng/tấm Zèng loại thường và từ 1 đến 1,5 triệu đồng loại đính cườm, ngày càng nhiều người theo nghề và sống được với nghề. Bởi, dù chỉ tận dụng thời gian nhàn rỗi, mỗi người cũng có thể thu nhập được từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng...
Lễ ra mắt HTX sản xuất và phân phối thổ cẩm A lưới
Chị Hồ Thị Chúc (dân tộc Tà ÔI, 27 tuổi, Phó Giám đốc HTX sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới) cho hay, HTX chị thành lập năm 2019, ban đầu có 14 thành viên nhưng đến nay đã có hơn 70 thành viên muốn tham gia và nguồn nhân lực với khoảng 200 người ở 2 xã A Roàng và A Đớt tham gia dệt Zèng và cung cấp sản phẩm ổn định cho HTX. Cứ mỗi quý (3 tháng) các thành viên có thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu / tháng. Những sản phẩm như cà vạt, dép, hoa cài… là mình tham khảo trên mạng Internet để đưa vào. Họa tiết hoa văn khác hơn xưa, vì mình hướng về mẫu mã mới hơn rất nhiều, nhưng mà cái truyền thống vẫn giữ nguyên.
Sản phẩm Zèng của Alưới tại Hội chợ Đà Nẵng
“Nghề dệt Zèng vô cùng độc đáo, sản phẩm tinh xảo với hoa văn đẹp mắt thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người phụ nữ Tà Ôi. Xưa kia, vải thổ cẩm của người Tà Ôi chỉ có 2 màu sắc đen và đỏ, trong đó, đen tượng trưng cho nước, đỏ tượng trưng cho lửa. Sau này, người dân sáng tạo, pha chế ra nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng, xanh lá để tạo nên những tấm vải đa dạng màu sắc. Với bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của các chị em, nhiều mẫu mã sản phẩm Zèng độc đáo được giới thiệu ra thì trường như: Túi xách, cặp xách, va li, túi du lịch, ví, khăn trải bàn, khăn trải giường, khăn phủ gối, rèm, áo chăn, áo gối, áo nệm, quần áo, cà vạt, khố, thắt lưng, khăn các loại… cà vạt, túi xách, áo nam, áo nữ, áo dài thổ cẩm, áo dài cách tân, mũ, giày dép…”- Chị Chúc cho hay.
Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới cho biết, Phòng luôn tuyên truyền, vận động các hộ gia đình giữ gìn và phát triển nghề dệt Zèng. Huyện A Lưới cũng đã có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật, sản xuất những mặt hàng phục vụ nhu cầu thị trường hàng hóa cho những người làm nghề dệt zèng. Hiện nay, có nhiều du khách tìm đến huyện miền núi A Lưới để “mục kích” những công đoạn dệt Zèng và mua sản phẩm Zèng của người dân nơi đây. Ngoài ra, sản phẩm Zèng còn được trưng bày ở các hội chợ, làng nghề tại TP. Huế, TP.Đà Nẵng…Qua đợt khảo sát mới đây, hầu hết những gia đình có nghề dệt Zèng trên địa bàn huyện đều có thu nhập ổn định. Nhờ dệt Zèng. Huyện miền núi A Lưới chúng tôi đang dần thoát nghèo nhờ việc phát triển nghề dệt zèng truyền thống. Hiện nay, có gần 100% phụ nữ tại các xã như Nhâm, Hồng Thái, A Ngo, A Roàng, A Đớt và một phần thị trấn A Lưới đều có khả năng dệt Zèng. Nghề này đã và đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần lẫn vật chất của đồng bào A Lưới khi nghề dệt Zèng tạo thêm thu nhập cho bà con và phục vụ du lịch, nghiên cứu văn hóa…
Ngoài các hoa văn truyền thống, nhiều phụ nữ Tà Ôi còn tìm tòi những họa tiết hiện đại để tạo ra những sản phẩm đệt độc đáo.
Ông Phan Duy Thanh – Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới cho biết: “Để nghề truyền thống không mai một, Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới đã xây dựng Dự án Bảo tồn và phát triển nghề dệt Dèng thổ cẩm đồng bào dân tộc Tà Ôi huyện A Lưới giai đoạn 2019 - 2021. Việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Việc bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống không chỉ góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo bền vững mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Tà Ôi. Vào tháng 1/2017, dệt Zèng (thổ cẩm) nơi đây đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia”. Đây là sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Tà Ôi.”.
Các sản phẩm từ Zèng.
Về các xã của huyện vùng cao A Lưới hôm nay, chỉ thấy một màu xanh bát ngát của rừng keo lai hai bên đường; Những con “sơn đạo” trước đây “nắng bụi mưa bùn” nay đã được bê tông và nhựa hóa; Những căn nhà lụp xụp ngày nào, được thay bằng những ngôi nhà xinh đẹp, khang trang ẩn hiện trong các vườn cây ăn quả. Đời sống kinh tế của đồng bào thiểu số nơi đây ngày càng nâng cao. Trong những thành quả đó, nghề dệt Zèng cho thu nhập tuy chưa cao nhưng ổn định đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo ở huyện miền núi trên dãy Trường Sơn.
Bài, ảnh: Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









