Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
Làng Đốc Tín ngoài nghề làm ruộng cấy lúa còn có nghề “Tầm tang canh cửi”. Tương truyền nghề dệt ở Đốc Tín có tư thời nhà Lê (Thế kỷ thứ XIII, XIV). Nghề dệt lúc đó mới chỉ khung dệt thô sơ luồn con thoi bằng tay, dệt nái, đũi. Đến thế kỷ thứ XVI, XVII mới có khung dệt lụa khổ hẹp (lụa vuông). Cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế XX đã có khung dệt cải tiến, dệt lụa tấm khổ rộng. Vào những năm 20 – 30 (Thế kỷ XX), toàn xã có gần 200 khung dệt lụa tơ tằm, tơ bóng, tơ mờ (tơ hóa hóa học của Pháp). Và gần 100 khung hồ sợi, phục vụ cho việc xuất khẩu tơ lụa ra nước ngoài.
![]() |
Những năm đầu thế kỷ này, do thị trường tơ lụa trong nước và thế giới mở rộng, nghề chăn tằm mở rộng, nghề chăn tằm, ươm tơ dệt lụa trong nước của Đốc Tín khá phát đạt và nổi tiếng trong vùng. Sản phầm tơ lụa của Đốc Tín được đưa đi bán tận Hà Nội, cố đô Huế, Sài Gòn; sang cả thị trường Hồng Kong, Thái Lan, Cao Miên, Lào, Pháp và một số nước Châu Âu. Năm 1937, tơ lụa Đốc Tín được chọn đi hội chợ Đông Dương lần thứ nhất, rồi đưa sang “Hội chợ triển làm kinh tế các nước thuộc địa” của Pháp tại Paris.
Chính nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đã làm cho quê hương Đốc Tín thêm thịnh vượng. Nhà nào cũng nuôi tằm; có nhà có buồng tằm tới 20 – 30 nong. Nhiều nhà có lò ươm tơ, có nhà thuê mướn cả hàng chục người ươm. Nhiều gia đình có khung cửi dệt lụa tơ tằm rồi dệt lụa tơ bóng. Sớm chiều trong làng tiếng guồng quay, tiếng thoi đưa lách cách. Trên bến sông làng chiều chiều đông vui các cô gái làng ra giặt lụa. Lụa vàng cả dải sông quê.
Thuở ấy nhiều người thợ dệt, thợ phu hồ từ các nơi khác đến đây làm thuê, học nghề và cả các thương lái từ các nơi đổ về mua tơ, mua lụa; trên bến dưới thuyền đông vui, sầm uất.
Sự phát triền của làng nghề, cùng với uy tín của sản phẩm tơ lụa Đốc Tín và sự dồi dào nguyên liệu của cả vùng dâu tằm Mỹ Đức, Ứng Hòa đã sức hấp dẫn cả một số nhà tư bản Pháp. Vào cuối năm 1920 – 1923, một số nhà tư bản Pháp đã làm ăn với tư bản bản xứ về xây dựng một nhà máy ươm tơ khá hiện đại ở làng Đốc Tín. Nhà máy có lúc 70 – 80 công nhân, trong đó phần lớn là thợ giỏi của làng Đốc Tín. Nhưng rồi nhà máy chỉ hoạt động được ít năm thì do khó khăn về kỹ thuật và do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nên nhà máy đã sa sút và phải ngừng hoạt động vào cuối năm 1931 đầu năm 1932.
![]() |
Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức liên kết nhiều nông dân trồng dâu nuôi tằm để lấy tơ làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP. |
Nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa của Đốc Tín vẫn phát triển cho đến năm 1939 – 1940. Do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, thị trường quốc tế bị thu hẹp, sản phẩm tơ lụa của Đốc Tín không có nguồn tiêu thụ; nghề trồng dâu, nuồi tằm, ươm tơ, dệt lụa của Đốc Tín bước vào thời ký khó khăn. Nhiều nương dâu bị đốn để trồng rau mầu. Nhiều lò ươm, nhiều khung dệt phải thu hẹp hoặc ngừng hoạt động. Nhều thợ dệt và trai làng phải rời quê đi làm thuê cho các làng dệt còn thoi thóp hoạt động ở vùng Hoài Đức và Hà Đông.
Phần lớn các gia đình ươm tơ, dệt lụa trong làng nay phải trở về với nghề làm ruộng. Đồng ruộng ở Đốc Tín chủ yếu lầy thụt, cả năm chỉ cấy được vụ lúa. Lúc đầu chỉ có sáu, bảy chục khung dệt đã nhanh chóng phát triển tới trên hơn 200 khung dệt, hơn 100 khung hồ, một số tiểu chủ dựng tới sáu, bẩy khung dệt. Nghề dệt tại quê hương phát triển, nhiều người dệt thuê ở vùng nam Hoài Đức trở về làm ăn tại quê. Số hội viên Ái Hữu thợ dệt tăng lên…
Thời điểm nghề dệt vào những năm 1940, nghề dệt ở Đốc Tín có vài trăm khung cửi, chuyện dệt the (áo dài the). Một số người Đốc Tín còn ra làng Vạn Phúc, Hà Đông làm thuê. Bước sang thời kỷ tổng khởi nghĩa nghề dệt ở Đốc Tín có hơn 200 khung cửỉ. Trong kháng chiến chống Pháp nghề dệt Đốc Tín chuyên dệt vải cho Quân nhu cục, không chỉ dệt hàng bán tơ nữa…
Trong thời gian chiến tranh, làng dệt Phùng Xá tản cư còn mang khung cửi về Đốc Tín dệt màn, dệt cho hàng quân nhu. Năm 1946 – 1947 thực dân Pháp đánh chiếm lần thứ 2 tại Hà Nội, chúng hành quân từ trên Vác dọc theo tuyến đường…rồi về làng càn quét bắn phá và đốt cả làng, khiến nhà cửa, khung cửi và các tài sản khác cháy sạch. Cho nên nghề dệt cửi bị gián đoạn cho đến năm 1962 mới phục hồi lại nghề dệt cửi cổ truyền, máy dệt được cải tiến hiện đại hơn trước, máy giận chân, máy tay cài. Chủ yếu dệt màn, dệt lụa, tờ tằm, tơ bóng, tơ mờ. Hết thời gian dệt màn bằng máy cải tiến.
Đến năm 1988 cả xã có 80 khung, 60 khung cửi gỗ, 20 khung cửi sắt. Thời gian này HTX thủ công bị triệu tập thu hồi hết các khung cửi về tập kết của các gia đình về tại sân kho HTX. Một số khung cửi tốt đem bán cho làng dệt Phùng Xá, còn lại bán cho chủ đốt lò gạch để xây trường cấp 3 Mỹ Đức C hiện nay. Còn bi, sắt thép bán cho đồng nát…
Về sau Đốc Tín phục hồi nghề thêu, nghề ren nhưng đều thất bại… Mặc dù làng Đốc Tín không còn giữ được vị thế như xưa trong nghề dệt lụa, lịch sử của nó vẫn là một phần quan trọng trong bức tranh chung về nghề dệt truyền thống của Hà Nội, thể hiện sự phát triển và biến đổi của các làng nghề theo thời gian.
Tin liên quan

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân