Mai một nghề may áo bà ba
Ngày nay, giữa sự phát triển của xã hội hiện đại, chiếc áo bà ba không còn được ưa chuộng sử dụng như trước. Sự vắng bóng của chiếc áo này kéo theo nhiều nhà may và thợ may phải bỏ nghề để chuyển sang nghề khác kiếm sống.
Áo bà ba được bày bán ở các chợ phiên tại thị trấn Quảng Uyên (Quảng Hòa).
Cửa hàng may áo bà ba thủ công lâu đời nhất còn lại nằm ở phố Hòa Bình, thị trấn Quảng Uyên (Quảng Hòa). Bà Lục Thị Hồng, người có hơn 40 năm gắn bó với nghề may áo bà ba, chủ tiệm, chia sẻ: Tôi học may áo từ thời con gái đến nay được hơn 40 năm. So với những loại trang phục khác, áo bà ba khó may hơn. Người may phải tỉ mỉ, chính xác trong từng khâu. Ngoài kiểu dáng đa dạng, vải may áo bà ba có nhiều hoa văn nên người may phải biết cách cắt sao cho phù hợp, tôn lên vẻ đẹp của chiếc áo. Điều đó đòi hỏi người thợ phải chịu khó học hỏi, có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, một chiếc áo bà ba có giá từ 120 - 130 nghìn đồng.
Bà Hồng chia sẻ thêm: Chính vì sự tỉ mỉ của từng công đoạn may áo nên một ngày cao điểm nhất, mỗi thợ lành nghề điêu luyện cũng chỉ có thể may được 10 chiếc. Thời điểm áo bà ba bán chạy nhất là trước các ngày lễ, tết, đặc biệt là dịp lễ hội Pháo hoa 2/2 (âm lịch).
Bà Lục Thị Hồng đang cắt vải áo.
Áo bà ba được may thủ công gồm có 3 loại: áo dài tay, áo ngắn tay và áo bô đê. Tuy nhiên, áo bô đê ngày nay không còn được nhiều người sử dụng nên đã không sản xuất. Vải may áo cũng được chọn kĩ càng, chủ yếu là vải lon, gấm ép, vải thô nhiều màu... Áo bà ba là loại trang phục không có sẵn.
Trước kia, muốn may một chiếc áo bà ba phải đến tận tiệm đo rồi thợ may mới bắt tay vào may áo. Ngày nay, do sự phát triển của ngành may và yêu cầu của khách, những chiếc áo bà ba đã được may sẵn theo các size, tuy nhiên số lượng áo may ra vẫn không nhiều, mỗi màu vải may áo và kiểu áo chỉ được may 1 size duy nhất. Các áo bà ba được may theo các size 1A, 1B, 1, 2A, 2B tương ứng với 5 size áo hiện nay là XXL, XL, L, M, S.
Chị Nhan Thị Duyên, ở xã Đoài Dương (Trùng Khánh) chia sẻ: Tôi lấy áo bà ba ở tiệm may cô Hồng hơn 15 năm, tôi đem giao bán ở các chợ phiên trong huyện Trùng Khánh, Hạ Lang. Khách mua chủ yếu đều là các bà, các mẹ trên 50 tuổi. Mặt hàng này tuy không còn bán chạy như trước nhưng lại là một mặt hàng không thể thiếu mỗi phiên chợ. Chính bởi sự thoải mái, lịch sự của chiếc áo mà hiện nay, nhiều người vẫn tìm mua.
Sau hơn 40 năm gắn bó với nghề và đã tạo ra không biết bao nhiêu sản phẩm, nhưng mỗi khi khách hàng được khoác lên mình chiếc áo đẹp, bà Hồng đều có cảm xúc mừng vui khó tả. Thỉnh thoảng có khách đến mua, nhận mình là khách lâu năm của cửa hàng, hơn 20 năm trước đã mua áo bà ba ở đây và nay lại được con gái đưa đến tìm mua, bà Hồng chỉ cười nói: "Làm cái nghề này, khách nhớ đến mình, tín nhiệm và quay lại may chứ mình sao nhớ hết nổi từng khách".
Trăn trở nhất đối với người may áo bà ba lâu năm là thiếu hụt đội ngũ kế cận. Bà Hồng ngậm ngùi chia sẻ: "Thế hệ chúng tôi đều đã ngoài lục tuần, không còn làm nghề bao lâu nữa. Giờ cũng muốn tìm một vài người trẻ thật tâm huyết, truyền lại cho chút kinh nghiệm sau bao nhiêu năm tay đo tay cắt. Vậy mà sao khó quá...!"...
Bài và ảnh: Thủy Tiên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức