Long An: Giữ nghề truyền thống
Cứ theo thông lệ, đến tháng 10 Âm lịch, người dân xóm chổi ấp Rạch Chanh, xã Lợi Bình Nhơn phải làm việc gấp 2 lần ngày thường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tết. Theo đó, thời điểm này, chúng tôi chỉ cần đến đầu ấp đã nghe được tiếng quay dây cước vào nọc kêu ken két, tiếng danh chổi, tiếng xe chở nguyên liệu ra, vào,... hòa vào tiếng nói, cười vui vẻ của người dân làm cho xóm chổi thêm nhộn nhịp.
Nghề bó chổi ở ấp Rạch Chanh, xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An tạo thu nhập ổn định cho người dân
Bà Đoàn Kim Thương, ngụ ấp Rạch Chanh, xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An, tự hào nói: “Ấp Rạch Chanh có nhiều gia đình làm nghề bó chổi, trong đó chủ yếu làm chổi chà và chổi cỏ. Đây là 2 loại chổi làm nên thương hiệu xóm chổi Rạch Chanh, bởi chổi rất bền, chặt và đẹp nên có nhiều thương lái đặt hàng. Giá bán chổi cỏ dao động từ 60-80 ngàn đồng/cây, trong đó người thợ lời 30 ngàn đồng/cây; giá bán chổi chà 30-40 ngàn đồng/cây, trong đó người thợ lời 15-20 ngàn đồng/cây. Nhờ nghề bó chổi mà nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống”.
Theo người dân ấp Rạch Chanh, bó chổi rất đơn giản, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Người thợ làm giỏi thu nhập 300 ngàn đồng/ngày, còn người nào bận việc gia đình phải đưa rước con, cháu đi học cũng có thu nhập trên 100 ngàn đồng/ngày. Song, không phải ai cũng gắn bó lâu dài với nghề bó chổi, vì để làm ra một sản phẩm đẹp, bền, chặt đòi hỏi người thợ phải vừa khéo tay, tỉ mẩn, vừa phải dùng sức siết chặt.
Bà Nguyễn Thị Mỹ (67 tuổi), ngụ ấp Rạch Chanh, xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An, chia sẻ: “Tôi làm nghề bó chổi được 17 năm, bình quân mỗi ngày có thu nhập từ 150-170 ngàn đồng. Nhờ nghề bó chổi này, tôi vừa có điều kiện chăm sóc gia đình, vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Hơn hết, dịp Tết Nguyên đán, do nhu cầu tiêu thụ chổi của người dân cao nên giá chổi có nhích lên chút đỉnh, từ đó năm nào gia đình tôi cũng có thêm tiền vui xuân, đón tết”.
Sức sống bền bỉ theo thời gian
Ngược về ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, chúng tôi đến thăm làng nghề đan cần xé. Theo quan sát, trước nhà hoặc trong vườn, người dân ấp Hòa Hiệp 1 đều trồng một bụi tre, bụi trúc, góp phần làm nên nét đặc trưng của làng nghề đan cần xé và khẳng định sức sống bền bỉ của làng nghề theo thời gian.
Nghề đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông tồn tại đến hôm nay, góp phần giữ gìn nghề truyền thống của quê hương
Bà Nguyễn Thị Lo, ngụ ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, khẳng định: “15 tuổi, tôi đã biết đan thành thạo cần xé. Đến nay, tôi gắn bó với nghề này được 45 năm và chưa bao giờ có ý định bỏ nghề, bởi nghỉ làm vài ngày là cảm thấy bứt rứt, nhớ nghề. Hơn nữa, đây là nghề truyền thống của ông bà nên phải giữ gìn”.
Một chiếc cần xé hoàn chỉnh phải trải qua 10 công đoạn: Gầy mê, lên mê, đan, léo, đóng quai, nẹp hông,... Tuy rành nghề nhưng những người thợ đan cần xé chưa bao giờ “dễ dãi”. Họ vẫn tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn để làm nên những chiếc cần xé đẹp, chắc. Cần xé An Ninh Đông vì thế luôn được khách hàng ưa chuộng, trong đó có nhiều công ty, thương lái tìm đến tận nơi đặt hàng, thu mua. Mỗi tháng, các người thợ đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1 cho ra thị trường trên 2.000 cần xé. Theo đó, mỗi ngày, người thợ lành nghề có thu nhập 120 ngàn đồng.
Đối với những hộ không có đất sản xuất thì đây là nghề chính, nuôi sống cả nhà. Đặc biệt, nghề đan cần xé không phân biệt độ tuổi lao động, người làm lâu năm thì kinh nghiệm càng nhiều, đan càng đẹp. Ông Hồ Văn Cạt, ngụ ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, cho biết: “Mặc dù nghề đan cần xé thu nhập không cao nhưng vẫn đủ trang trải cuộc sống. Với đầu ra ổn định, tôi tin rằng nghề đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1 vẫn sẽ có sức sống riêng, bền bỉ theo thời gian”.
Xã hội phát triển, nhiều thiết bị, máy móc được đầu tư để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, nhiều người vẫn ưa chuộng sản phẩm thủ công truyền thống. Và điều này tạo điều kiện cho nghề bó chổi ở ấp Rạch Chanh, xã Lợi Bình Nhơn, nghề đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông tồn tại đến hôm nay, góp phần giữ gìn nghề truyền thống của quê hương./.
Bài, ảnh: Lê Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan
14:07 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi
11:17 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 Nghiên cứu trao đổi
Hương vị đất trời
11:20 OCOP
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 Tin tức
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công
11:19 Khuyến công