Những người thợ cần mẫn “giữ lửa” nghề truyền thống ở Quảng Bình
Theo các bậc cao niên ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch (Bố Trạch), nghề làm hương ở làng đã tồn tại hơn 300 năm nay, đến cuối năm 2015, làng được UBND tỉnh công nhận là "làng nghề sản xuất hương trầm". Trải qua thời gian dài nhiều biến động, lúc thịnh, lúc suy nhưng người dân trong làng vẫn quyết giữ được nghề cho đến này hôm nay.
Đã hơn 50 năm gắn bó với nghề truyền thống của quê hương, ông Phan Tu ở thôn Quyết Thắng được biết đến là người có tâm huyết trong việc gìn giữ, phát triển nghề làm hương trầm.
Hiện nay, mặc dù bước qua tuổi 71 nhưng ông vẫn miệt mài gắn bó với nghề làm hương trầm truyền thống của ông cha để lại. Không chỉ truyền nghề cho con cháu mà ông còn truyền dạy cho những người trẻ trong làng các công đoạn sản xuất hương trầm sao cho có hương thơm dịu nhẹ, cháy đượm lâu tàn, làm nổi bật được mùi hương đặc trưng của hương trầm Quyết Thắng.
Ông Tu cho biết, ngay từ nhỏ, ông đã được cha mẹ dạy cách làm hương nên mỗi công đoạn, thao tác như ăn sâu vào máu thịt. Để làm ra một bó hương phải trải qua nhiều công đoạn, như: Chẻ và phơi tre; Chuẩn bị lá hương reng và rễ cây trầm rẽ quạt, phơi khô rồi tán thành bột; Trộn bột nhang; Nhồi, nhúng, lắc hương; Phơi khô và đóng gói…
Tuy nhiên, một trong những công đoạn sản xuất mang lại nét khác biệt đặc trưng cho hương trầm Quyết Thắng là cây hương sẽ được quấn, nhúng bằng hai lớp hương reng ở trong, bao ở ngoài là bột của rễ cây trầm rẽ quạt.
Chính điều này làm cho hương cháy đều, chậm và tỏa hương thơm dịu nên được nhiều khách hàng ưu tiên dùng. Với gia đình ông, nghề làm hương tuy là nghề phụ nhưng các thế hệ trong nhà vẫn duy trì nhằm lưu giữ nét văn hóa truyền thốngvà cố gắng để nghề không bị mai một.
Tuy nhiên, điều mà ông Phan Tu và những người làm nghề hương trầm vẫn còn trăn trở chính là các sản phẩm của làng nghề chưa có nhãn mác, thương hiệu, khi xuất bán mới chỉ bọc trong bao nilon, giấy báo thủ công nên chưa thu hút người mua, đầu ra của sản phẩm vẫn còn bấp bênh.
Để giữ nghề truyền thống và tăng thêm nguồn thu nhập từ nghề làm hương, người dân thôn Quyết Thắng vẫn rất mong cấp ủy, chính quyền xã Thanh Trạch quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu, các sở, ngành liên quan tạo điều kiện cho các hộ vay vốn mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như việc xây dựng thương hiệu để sản phẩm làng nghề vươn ra thị trường lớn.
"Giữ lửa" nghề nón
Là một vùng thuần nông, nghề làm nón lá truyền thống của làng Thổ Ngọa, phường Quảng Thuận, TX. Ba Đồn đã tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.
Trải qua những thăng trầm của nghề, nhiều người thợ làm nón ngày nay luôn trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm nón lá. Trong số đó không thể không nhắc đến chị Cao Thị Cảnh, người nỗ lực đưa nón lá Thổ Ngọa có mặt nhiều nơi trong nước cũng như nước ngoài.
Được biết, nghề làm nón của làng trước kia hưng thịnh, phát triển nhưng ngày nay, nhiều loại mũ, nón sản xuất công nghiệp số lượng lớn, kiểu dáng đa dạng bắt mắt đã thu hút được giới trẻ; mặt khác làm nón lá là nghề thủ công, cần nhiều công đoạn cầu kỳ, tốn nhiều công sức lao động, đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn nhưng thu nhập lại không cao nên không thu hút được giới trẻ kế nghiệp với nghề. Những năm gần đây, các hộ gia đình làm nghề ngày càng ít lại, số lượng nón được làm ra cũng giảm nhiều so với trước.
Với mong muốn giữ lửa nghề truyền thống, chị Cao Thị Cảnh đã không ngừng học hỏi tìm tòi và đã sáng tạo ra nhiều mẫu nón lá độc đáo, như: Nón thêu hoa, thêu chữ, nón dán tranh ảnh… Hiện các sản phẩm nón của làng Thổ Ngọa không chỉ có mặt tại các điểm du lịch trong tỉnh, như: Phong Nha-Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ... mà còn xuất bán trên toàn quốc và xuất khẩu sang các nước bạn Lào, Thái Lan…
Đặc biệt, với sự thông minh, khéo léo, sáng tạo của mình, chị đã truyền đạt cách thêu tranh trên nón lá dừa cho chị em trong làng nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm nón đa dạng, phong phú hơn. Cùng với đó, hàng năm, chị còn tham gia giảng dạy nghề làm nón lá ở các địa phương trên toàn tỉnh.
Chị Cảnh cho biết: "Nghề làm nón đã ăn sâu trong con người tôi từ khi còn nhỏ. Tôi luôn trăn trở với nghề và tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng từng ngày, làm ra những mẫu nón mới, hợp với thị hiếu của khách hàng nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Chiếc nón lá đẹp không chỉ ở những hoa văn trên nón mà phải đạt các yếu tố như lá trắng, vòng đẹp, các mũi khâu đều tay, lỗ kim nhỏ không để lọt nắng".
Trải qua những thăng trầm của thời gian, mặc dù nghề làm nón lá đang gặp nhiều khó khăn so với trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng những người như chị Cao Thị Cảnh vẫn cần mẫn và âm thầm lưu giữ hồn quê Việt qua những chiếc nón lá.
Chính những con người bình dị như chị Cảnh đã và đang góp sức gìn giữ nghề truyền thống mang đậm bản sắc của người Việt Nam qua từng chiếc nón lá.
Bài, ảnh: Thanh Hoa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP