Thứ năm, 09-03-2023 | 10:09GMT+7

Công việc làm muối ớt đem lại nhiều thu nhập cho người dân
Nghề làm muối ớt Tây Ninh ra đời trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Những người có thâm niên làm nghề chia sẻ, lúc kháng chiến các chị, các mẹ ở hậu phương làm muối ớt, muối tôm rồi gửi đi tiếp tế cho chồng con nơi tiền tuyến. Khi đất nước giải phóng, loại muối này vẫn tiếp tục được sản xuất và trở thành gia vị không thể thiếu của nhiều gia đình. Một thời gian sau, du khách đến viếng miếu Bà, thăm Tòa thánh Cao Đài,… dùng thử muối ớt cảm thấy ngon, đặc biệt là khi chấm với trái cây đã mua về ăn và làm quà cho người thân. Lâu dần, người dân bắt đầu sản xuất muối để bán, từ đó phát triển thành nghề làm muối ớt nổi tiếng tại Tây Ninh.
Hiện nay, muối ớt Tây Ninh sản xuất với hai cấp độ quy mô chính: dạng thủ công ở những lò muối, hộ kinh doanh nhỏ lẻ và dạng cơ sở sản xuất muối và thực phẩm, có đăng ký thương hiệu. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, địa phương có 37 cơ sở đăng ký thương hiệu hành nghề làm muối ớt chính thức, chủ yếu ở các huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng, thị xã Hòa Thành, TP Tây Ninh và một số ít ở huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu,...
Ngày 14/02/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 230/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Nghề làm muối ớt Tây Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Xếp loại muối đặc sản này vào loại hình nghề thủ công truyền thống đặc sắc, có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng địa phương, trao truyền qua nhiều thế hệ và được người dân tự nguyện cam kết bảo vệ. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm lớn lao cho người dân làm nghề trong việc bảo tồn giá trị truyền thống và phát huy giá trị của làng nghề trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Bên cạnh đó, người dân làm nghề cũng trăn trở về một mô hình sản xuất mới, về việc thành lập một hợp tác xã để có thể chủ động quản lý đầu vào nguyên liệu sản xuất và đầu ra sản phẩm. Thống nhất dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị truyền thống, giúp nâng cao năng suất làm việc, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng ở khắp nơi. Tất cả đều hướng đến mục tiêu đưa sản phẩm muối ớt Tây Ninh phát triển trong nước mà còn khẳng định thương hiệu đến với thị trường quốc tế.
Nghề làm muối ớt Tây Ninh - Di sản phi vật thể quốc gia
LNV - Bên cạnh đặc sản bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng thì muối ớt cũng được xem như loại gia vị đặc trưng mang tính định danh của vùng đất thánh Tây Ninh. Theo thời gian, nghề làm muối ớt Tây Ninh dần phát triển mạnh, không chỉ giúp nâng cao kinh tế địa phương mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây khi trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Công việc làm muối ớt đem lại nhiều thu nhập cho người dân
Nghề làm muối ớt Tây Ninh ra đời trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Những người có thâm niên làm nghề chia sẻ, lúc kháng chiến các chị, các mẹ ở hậu phương làm muối ớt, muối tôm rồi gửi đi tiếp tế cho chồng con nơi tiền tuyến. Khi đất nước giải phóng, loại muối này vẫn tiếp tục được sản xuất và trở thành gia vị không thể thiếu của nhiều gia đình. Một thời gian sau, du khách đến viếng miếu Bà, thăm Tòa thánh Cao Đài,… dùng thử muối ớt cảm thấy ngon, đặc biệt là khi chấm với trái cây đã mua về ăn và làm quà cho người thân. Lâu dần, người dân bắt đầu sản xuất muối để bán, từ đó phát triển thành nghề làm muối ớt nổi tiếng tại Tây Ninh.
Hiện nay, muối ớt Tây Ninh sản xuất với hai cấp độ quy mô chính: dạng thủ công ở những lò muối, hộ kinh doanh nhỏ lẻ và dạng cơ sở sản xuất muối và thực phẩm, có đăng ký thương hiệu. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, địa phương có 37 cơ sở đăng ký thương hiệu hành nghề làm muối ớt chính thức, chủ yếu ở các huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng, thị xã Hòa Thành, TP Tây Ninh và một số ít ở huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu,...

Ngày 14/02/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 230/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Nghề làm muối ớt Tây Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Xếp loại muối đặc sản này vào loại hình nghề thủ công truyền thống đặc sắc, có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng địa phương, trao truyền qua nhiều thế hệ và được người dân tự nguyện cam kết bảo vệ. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm lớn lao cho người dân làm nghề trong việc bảo tồn giá trị truyền thống và phát huy giá trị của làng nghề trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Bên cạnh đó, người dân làm nghề cũng trăn trở về một mô hình sản xuất mới, về việc thành lập một hợp tác xã để có thể chủ động quản lý đầu vào nguyên liệu sản xuất và đầu ra sản phẩm. Thống nhất dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị truyền thống, giúp nâng cao năng suất làm việc, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng ở khắp nơi. Tất cả đều hướng đến mục tiêu đưa sản phẩm muối ớt Tây Ninh phát triển trong nước mà còn khẳng định thương hiệu đến với thị trường quốc tế.
Cẩm Nhung
Tag :