Nam Định: Gìn giữ và phát triển Làng đúc đồng Tổng Xá
Đến với làng nghề đúc đồng Tống Xá, từ tinh mơ đến tận sẩm tối, đâu đâu cũng gặp hình ảnh những bếp lò đỏ rực lửa. Người thợ đúc phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cách chọn đất xây lò, nhóm lửa, chọn đồng đến làm khuôn, nấu chảy các mẻ đồng… Tất cả phải được thực hiện thận trọng, chuẩn xác để đảm bảo cho sản phẩm không bị vênh và co ngót.
Ban đầu, làng Tống Xá chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Trải qua nhiều năm phát triển, nghề đúc ở đây đã phát triển vượt bậc. Đến nay đã sản xuất được hàng loạt sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao có đường nét mềm mại, hoa văn tinh tế phục vụ các di tích lịch sử văn hóa…và nhu cầu của người dân.
Người thợ đang nấu chảy nguyên liệu đồng trước khi rót vào khuôn.
Ông Đỗ Thành Vỹ, một nghệ nhân ở làng Tống Xá, cho biết có 5 công đoạn chính để tạo ra một sản phẩm làm bằng đồng; đó là: Tạo mẫu, tạo khuôn, nấu chảy nguyên liệu, rót khuôn, hoàn thiện sản phẩm và đánh bóng. Riêng công đoạn làm khuôn đất là rất quan trọng: “Quan trọng nhất là lúc lấy khuôn, mình phải cạo thật đều xung quanh để cho đồng nó chảy khỏi chỗ dày chỗ mỏng bởi khi bị mỏng thì nó dễ bị thủng.”
Không chỉ với những đồ thờ mà theo nghệ nhân Vũ Duy Thuần, việc đúc tượng cũng đòi hỏi những kỹ thuật vô cùng khắt khe, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và bí quyết riêng: “Đối với một nghệ nhân là phải yêu nghề, cháy bỏng vì nghề, thật sự thổi hồn của mình vào pho tượng đó thì pho tượng đó mới có hồn, mới có thần. Nghệ nhân phải tỉ mỉ, cần cù, chịu khó và luôn luôn tìm tòi những cái mới.”
Anh Dương Văn Lân, một nghệ nhân ở làng Tống Xá, cho biết đúc đồng là một trong những nghề khá vất vả. Thợ đúc không chỉ đòi hỏi có sức khỏe tốt mà còn cần sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Mỗi khi đứng lò nấu đồng và rót đồng vào khuôn thực sự là một thử thách không hề nhỏ: “Vào mùa nóng, trong quá trình làm khuôn cũng rất nóng. Trong những hôm đúc, nhiệt độ trong lò là trên 1 nghìn độ C còn ở xung quanh phạm vi 20 m thì nó phải lên đến 60-70 độ C nhưng chúng tôi vẫn cố gắng làm ra những sản phẩm tinh xảo.”
Sau khi đồng đã được đổ vào khuôn, người thợ phải chờ đồng cứng lại và nguội đi rồi mới tiến hành dỡ khuôn. Theo anh Dương Văn Lân, đây mới chỉ là những sản phẩm thô và phải cần trải qua một công đoạn nữa cũng không kém phần quan trọng: “Khi mà làm các đồ thờ cúng thì người thợ rất là chú trọng từ khâu mài giũa, chạm tách đều rất tỉ mỉ. Để mài giũa và chạm tách ra những cái đường nét hoa văn đẹp và các con giống nổi lên thì khách người ta nhìn vào người ta sẽ cảm thấy thích.”
Nghệ nhân Nguyễn Công Hơn cho biết hầu hết những công đoạn đúc đồng của làng nghề Tống Xá, huyện Ý Yên đều chủ yếu là làm thủ công theo truyền thống. Chính vì lẽ đó, mỗi sản phẩm làm ra đều nhẵn mịn, đẹp và tinh tế không chỉ về hình dáng mà cả các họa tiết đi kèm: “Mình làm ra tác phẩm đó nó đẹp rồi nhưng mình lại muốn làm nó đẹp hơn. Điều đó yêu cầu một con người không tính toán thời gian, cần mẫn, chịu khó, thậm chí là đến giờ ăn rồi có khi cũng tác phẩm chưa xong có khi là cũng không biết đói. Phải đam mê yêu nghề đến mức độ như thế thì mới làm được.”
Hiện nay, đồ đồng của làng Tống Xá, huyện Ý Yên, Nam Định không chỉ được tiêu thụ trong nước mà đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều đó tạo nên sự khác biệt lớn khi mà hiện nay, ở nhiều nơi nghề đúc đồng thủ công đã bị mai một.
Bài và ảnh Đình Châu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP