Hà Tĩnh: Nông dân bội thu nhờ “mắc màn” cho cam
Nơi những quả cam được “ngủ màn”
Bước vào thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), nhìn lên những đồi cam không khó để nhìn thấy màu trắng xóa từ những cây cam được bọc màn. Tìm đến nhà vườn Trạch Mai - gia đình đi đầu trong việc sử dụng màn để bảo vệ cam, mới thấy được sự chăm chút, tỉ mỉ của người nông dân với sản phẩm của mình làm ra.
Chị Dương Thị Mai vui mừng vì cam năm nay được giá, có người thu mua tận nơi.
Năm nay vợ chồng anh Nguyễn Văn Trạch (45 tuổi) và chị Dương Thị Mai (39 tuổi) đầu tư hơn 50 triệu đồng mua màn. Gia đình chọn ra khoảng 400 cây hầu hết là giống cam giòn, tương đương diện tích 1 ha để mắc màn. Cây được chọn phải đáp ứng tiêu chí cây to khỏe, nhiều quả.
Thời điểm mắc màn bắt đầu từ khoảng tháng 8, khi cam sắp bước vào mùa thu hoạch. Màn được đặt may theo hình hộp vuông (4x4x4, 5x5x5,…), có thể phủ được cho 1-2 cây, phía dưới được đóng cọc để giữ màn không bị bung ra khi gặp gió.
Anh Nguyễn Văn Trạch (bên phải) cùng cán bộ xã ở vườn cam được phủ màn.
Việc bọc màn có tác dụng phòng chống các loại sâu bọ và côn trùng xâm hại quả như ruồi vằn, bướm, bọ xít,.. Từ đó, giảm thiểu hư hại và nâng cao năng suất cho vụ thu hoạch. Năng suất dự kiến cho 1 ha cam được bọc màn có thể lên tới hơn 20 tấn, gần gấp đôi so với cam khác trong vườn. Với giá bán trung bình 60.000/kg, 1 ha cam được mắc màn cho thể đưa lại doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng.
Bắt đầu trồng cam từ năm 2012, anh Trạch sớm nhận thấy được sự khắc nghiệt của thời tiết của vùng đất nơi đây. Không chỉ sâu bệnh hại cây mà thiên tai, mưa bão, lũ lụ, bà con cả vùng lo lắng đứng ngồi không yên.
Anh Nguyễn Văn Trạch kể lại: Năm trước, khi cam chuẩn bị thu hoạch thì xuất hiện nấm làm cho quả hư hỏng rất nhiều. Thiệt hại gần hết một nửa năng suất, số tiền ước tính hơn 400 triệu đồng. Vì vậy, anh phải tìm kỹ hơn về nguyên nhân gây bệnh và biết đến cách phủ màn cho cam để hạn chế tình trạng cam mắc bệnh gần mùa thu hoạch.
Người dân bọc vải cho cam.
Mùa thu quả ngọt
Nhà vườn của anh Nguyễn Văn Trạch đang trồng cam với tổng diện tích khoảng 4 ha, trong đó giống cam chanh 3 ha, cam giòn 1 ha. Cam chanh là loại cam quen thuộc của vùng đất Can Lộc, giá bán khoảng 30.000 - 40.000/kg, năng suất 10-15 tấn/ha/năm. Cam giòn là giống đặc sản hơn, cho hiệu quả cao, giá bán từ 50.000 – 70.000/kg, cam có độ ngọt cao, giòn tép, bảo quản được lâu hơn
so với cam chanh.
Vì giá trị kinh tế khác nhau nên anh Trạch chú trọng bọc màn cho cam giòn là chính, còn lại anh sử dụng bọc vải chuyên dụng. Hằng ngày, luôn có 5-7 công nhân thường xuyên túc trực chăm sóc tại vườn cam. Vào mùa vụ hoạch hoặc lúc chăm sóc đồng loạt thì số công nhân lên tới hơn 20 người.
Đặc điểm của cam vườn Trạch Mai loại 1 là mẫu mã đẹp, quả to tròn, không quá to hay quá nhỏ, trọng lượng từ 200g – 300g/quả, khi chín có vỏ mỏng và có màu vàng tươi. Cam mọng nước và có vị ngọt vừa, thích hợp với thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng.
Nhờ những nỗ lực trong phát triển sản phẩm địa phương, thương hiệu cam Trạch Mai đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào tháng 01/2020.
Nói về kế hoạch thời gian tới, anh Nguyễn Văn Trạch cho biết: “Chúng tôi đang đang phấn đấu nâng hạng thương hiệu cam để được sản phẩm OCOP 4-5 sao, không ngừng ứng dụng công nghệ, khoa học – kỹ thuật vào quá trình canh tác để cam duy trì và phát triển được chất lượng, mở rộng diện tích để tận dụng hết lợi thế của đất rừng vùng Thượng Lộc.”
Theo ông Nguyễn Hải, Phó Chỉ tịch xã Thượng Lộc cho biết: Cam Trạch Mai là một trong những mô hình sản xuất tiêu biểu của địa phương, chất lượng và mẫu mã sản phẩm đảm bảo, có xu hướng phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Gia đình rất tâm huyết khi làm vườn, đi đầu khi áp dụng công nghệ và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Việc mắc màn cho cây đang đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho nhà vườn Trạch Mai cũng như các hộ dân khác trên địa bàn xã.
Bài và ảnh: Trần Hải Nam
Ông Nguyên Xuân Lục, Trưởng ban nông nghiệp xã Thượng Lộc, cho biết: Cây ăn quả sẽ làm trụ cột phát triển kinh tế vườn đồi cho xã Thượng Lộc. Hiện xã có 230 ha trồng cam, diện tích cam cho thu hoạch hiện gấp 5 lần diện tích lúa. Đất tiềm năng trồng cam trên địa bàn còn nhiều và dự kiến năm 2021 sẽ mở rộng thêm ít nhất 6 ha. Song song với việc mở rộng diện tích, các nhà vườn đang chú trọng phát triển vườn cam theo hướng sản xuất hữu cơ, sản xuất cam sạch theo chuẩn VietGAP, OCOP.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP