Giữ lửa làng nghề bánh tráng Túy Loan
Làng Túy Loan nằm ở phía Tây Nam thành phố, thuộc xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang. Đây là một làng cổ nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng có tuổi đời lên tới 500 tuổi do năm vị tiền hiền là Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi làng vẫn giữ được vẻ đẹp chân quê với nghề bánh tráng từ bao đời nay cho đến tận bây giờ.
Với truyền thống kinh nghiệm làm bánh tráng được truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu của món ăn này. Hiện nay, ở Túy Loan còn khoảng 16 hộ duy trì sản xuất nhưng không đều đặn, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, quy mô nhỏ, hoàn toàn bằng thủ công. Trên 10 hộ sản xuất thường xuyên như: hộ nhà các bà Đặng Thị Tùng, Đặng Thị Túy Phong, Trần Thị Luyện, Nguyễn Thị Anh… Có 2 hộ được chọn thí điểm tham gia dự án sản xuất theo quy chuẩn của TP Đà Nẵng, đó là hộ bà Đặng Thị Tùng và Đặng Thị Túy Phong.
Các hộ này chỉ hoạt động cầm chừng từ 7 đến 10 ngày trong các tháng 1 – 10. Sản xuất chỉ được đẩy mạnh vào 2 tháng cuối năm Âm lịch để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán.
Bánh tráng xong không hong phơi ngoài nắng như các loại bánh tráng khác
mà phải sấy trên lò than củi.
Bà Trần Thị Luyện (xã Hòa Phong), 3 đời làm bánh, cho biết: “Tất cả các loại bánh đều được làm ra bằng bột gạo của lúa Ba Trăng, Ban Nhe. Điểm nhấn của bánh tráng Túy Loan là gạo xay bột làm bánh phải là gạo xiệc do bà con trong làng làm ra, thu hoạch để vào ngày tết làm nguyên liệu. Cứ theo công thức là 1 ang gạo: 12 lon mè trắng đã được bóc vỏ, kèm thêm những phụ gia với các thứ như gừng, tỏi, đường, nước mắm hoặc muối để có một hương vị độc đáo”.
Chiếc bánh tráng không phải ngẫu nhiên trở thành món hàng được ưa chuộng trong những năm vừa qua. Ẩn chứa bên trong là bí quyết riêng nên chiếc bánh mới mang hương vị đậm đà và độc đáo. Bởi, bánh tráng Túy Loan không phơi nắng mà sấy bằng lò nên có sự khác biệt như: bánh có độ dòn cao, hợp vệ sinh, không có bụi, sản xuất được lúc trời mưa. Bí quyết để cho bánh đạt được độ thơm ngon, nhai giòn thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng, không được chọn loại lúa cũ. Quá trình phơi và gỡ bánh cũng là một nghệ thuật, tưởng chừng đơn giản nhưng không hề giản đơn chút nào. Muốn chiếc bánh nguyên vẹn, không cong vênh, người phơi phải biết canh bếp sấy để gỡ cho đúng lúc. Sau đó xếp lại thành chục, rồi dằn cho phẳng mới đóng gói.
“Nghề làm bánh tráng Túy Loan có từ lâu đời nhưng gần đây mới được nhắc đến nhiều. Tuy thu nhập mỗi lao động không cao, nhưng lớp người già chúng tôi không ai muốn bỏ nghề, bởi chúng tôi muốn giữ lửa làng nghề, gìn giữ thương hiệu mà cha ông đã gầy dựng. Nghề này cực vì thế nên lớp trẻ bây giờ không còn mặn mà nữa, lo nhất là làm sao giữ được nghề tổ truyền tránh khỏi mai một” – Bà Đặng Thị Túy Phong (hơn 60 năm làm nghề) trải lòng.
Đây cũng là nỗi lo của chính quyền sở tại cũng như những người đang giữ lửa làng nghề. Nguy cơ làng nghề sẽ bị xóa sổ rất cao nếu không có người theo nghề mà ông cha đã gầy dựng.
Thị trường rộng mở
Dù là nghề truyền thống, nhưng nó chỉ là nghề phụ của người dân nơi đây. Theo phong tục của dân làng Túy Loan, bánh tráng là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên trong những ngày Tết hay trong những dịp cúng kỵ. Chính vì thế, 2 tháng cuối năm là lúc các lò tráng luôn đỏ lửa, sản lượng tăng đột biến so với những ngày thường. Vào những dịp này, Túy Loan tấp nập nhộn nhịp hẳn. Người giã gừng, bóc tỏi, người rang mè, người tráng bánh, người sấy bánh, trở bánh trên bếp than hồng… Tất cả tạo nên một bức tranh sinh hoạt nhộn nhịp, rộn ràng. Giá bánh được quy định theo kích cỡ: loại nhỏ 50.000đ/10 cái, loại trung 90.000đ/10 cái và loại lớn120.000đ/10 cái. Bánh Túy Loan luôn đủ sức cung ứng cho thị trường ẩm thực Đà Nẵng, Quảng Nam. Được bày bán ở các chợ Cồn, Chợ Hàn và nhiều chợ ở các tỉnh, thành lân cận…
Bao bì đóng gói sản phẩm được thiết kế bắt mắt.
Không chỉ được chào đón ở thị trường trong nước mà bánh tráng Túy Loan nay đã “xuất ngoại” sang Mỹ, Úc, Tây Âu... Theo người dân ở đây cho hay, một số bà con Việt kiều, đặc biệt bà con Hòa Vang định cư ở Mỹ, mỗi lần về thăm quê hương trước khi sang thường đặt làm bánh tráng để mang sang làm quà. Vì số lượng bánh được đặt lớn nên nhiều người phải chờ đến 1, 2 tháng mới có đủ số lượng bánh theo yêu cầu.
Chính quyền đồng hành cùng làng nghề
Được biết, năm 2015, UBND xã Hòa Phong xây dựng và được phê duyệt đề án “Phát triển làng nghề bánh tráng Túy Loan”. Theo đó, 2 gia đình bà Đặng Thị Túy Phong và gia đình bà Đặng Thị Tùng được Sở NN&PTNT TP đầu tư, hỗ trợ máy xay bột, máy hút chân không, bao bì mẫu mã, mái che... với tổng trị giá 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT TP còn tạo điều kiện cho địa phương quảng bá thương hiệu sản phẩm tại 14 cơ sở ở 5 quận: Liên Chiểu, Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ.
Bà Nguyễn Thị Vân, Chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho biết: “Lãnh đạo địa phương đặc biệt quan tâm đến làng nghề truyền thống Túy Loan; ngoài bánh tráng còn có mì quảng, mì khô. Địa phương chúng tôi rất mong có vốn để kịp thời thực hiện phương án đã vạch ra, làm sao từ nay đến năm 2020 xây dựng và đẩy mạnh sản xuất thành làng nghề quy mô theo quy chuẩn”.
Trong 16 hộ sản xuất bánh tráng Túy Loan thường xuyên theo đề án, 4 hộ gồm: bà Đặng Thị Túy Phong; Đặng Thị Tùng; Trần Thị Luyện và Nguyễn Thị Anh là sản xuất nhiều hơn cả. Các hộ còn lại chỉ làm vào dịp Tết, bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, ra Tết thì sản xuất lai rai theo đơn đặt hàng – Bà Vân thông tin thêm.
Để làng nghề có chỗ đứng hơn nữa trên thị trường, ngoài việc chú trọng đến khâu chế biến sản phẩm, thiết kế Logo. Chính quyền cần quảng bá thương hiệu thông qua phương tiện truyền thông để người tiêu dùng biết đến thương hiệu. Từ đó đầu ra ổn định và bản đồ tiêu thụ ngày một rộng mở hơn. Hi vọng, một ngày không xa, bánh tráng Túy Loan sẽ mang thương hiệu nổi tiếng và nhiều du khách ghé thăm để hiểu hơn về nơi sản xuất và cách thức sản xuất thứ bánh tráng đặc sản có bề dày 500 năm này.
Bài và ảnh Ngọc Huyền
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội