Bí kíp làm mặt nạ giấy bồi của vợ chồng nghệ nhân gần nửa thế kỷ giữ hồn ký ức
Hỏi ra mới biết, sau khi đắp xong mặt nạ hay vẽ sơn nên mặt… từng công đoạn đều phải nhờ ánh nắng tự nhiên làm khô. Cô Lan chia sẻ: “Mọi công đoạn vợ chồng tôi đều làm thủ công.
Mặt nạ thô được lấy ra khỏi khuôn sẽ được phơi nắng cho khô tự nhiên. Ảnh: Hữu Thắng
Đặc biệt, sau khi hoàn thiện công đoạn thô, mặt nạ được mang ra phơi nắng tự nhiên chứ không được dùng máy sấy, vì dùng máy sấy sẽ làm cong và biến dạng mặt nạ. Trung bình mỗi ngày, hai vợ chồng làm được 10 chiếc mặt nạ”.
40 năm qua, vợ chồng nghệ nhân vẫn ngồi trên căn gác nhỏ đầy nắng, mọi chỗ trống đều dành để phơi mặt nạ, chỉ duy nhất còn một khoảng trống nhỏ để ngồi. Ấy thế nhưng, cô chú không hề thấy bất tiện hay nóng bức. Cô Lan bảo: “Làm mãi rồi nó hóa quen”.
Được tận mắt chứng kiến vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa - Đặng Hương Lan tỉ mỉ, cẩn trọng thực hiện từng công đoạn, từng chi tiết nhỏ để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi mới có thể hiểu được sự tâm huyết của vợ chồng nghệ nhân gửi gắm trong những chiếc mặt nạ giấy bồi.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa thực hiện công đoạn bồi mặt nạ. Ảnh: Hữu Thắng
“Đầu tiên, chồng tôi sẽ tạo khuôn đúc mặt nạ bằng xi măng. Đến nay, nhà tôi có 30 chiếc khuôn lớn nhỏ, mẫu mã khác nhau. Ngoài những chiếc mặt nạ truyền thống như ông Địa, bà Địa, Chí Phèo, Thị Nở, mặt nạ hình trâu, ngựa, hổ, báo… mấy năm gần đây, nhà tôi làm thêm những khuôn đúc hình siêu nhân, người nhện… theo đề nghị của khách hàng”, cô Lan chia sẻ.
Sau khi có khuôn, người nghệ nhân bắt đầu thực hiện công đoạn quét hồ vào lớp giấy A4 và bồi dần dần vào khuôn. Sau lớp A4 đến lớp thứ hai là lớp bìa, lớp thứ ba, thứ tư là lớp giấy học sinh tùy theo độ dày mỏng của mặt nạ.
Công đoạn này phải làm hết sức cẩn thận để mặt nạ căng, mịn và không bị nhăn. Sau khi bồi đủ các lớp giấy, gấp mép mặt nạ và lấy từ khuôn ra đem phơi khô dưới nắng từ sáng đến tối để có độ cứng.
Cuối cùng là công đoạn tô sơn. Từng lớp sơn được tô vẽ tỉ mỉ, khéo léo lên từng chiếc mặt nạ. Lớp sơn này khô, mới tiếp tục tô lớp sơn khác lên để tránh bị nhòe. Quá trình tô màu cũng phải thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng thì mới ra được cái “hồn” của mặt nạ.
Cô Lan chia sẻ: “Không phải ai cũng có thể làm được mặt nạ giấy bồi có hồn đâu. Như gia đình nhà tôi, có 8 anh/chị em, bố tôi truyền nghề cho tất cả nhưng nay chỉ có một mình tôi theo nghề bởi anh/chị em tôi vẽ không có hồn, chiếc mặt nạ không sinh động. Mà làm không đẹp thì ai người ta còn mua”.
Nghệ nhân Đặng Hương Lan ngồi tỉ mẩn vẽ sơn lên chiếc mặt nạ thô. Ảnh: Hữu Thắng
Nói về lịch sử nghề làm mặt nạ giấy bồi của gia đình, nghệ nhân Đặng Hương Lan kể, cha cô là nhà giáo, mẹ là bác sĩ nhưng vì gia đình đông con nên ngoài nghề chính còn phải làm thêm nghề phụ nuôi các con ăn học. Sau những giờ dạy, ông Đặng Đình Viên (SN 1935) trở về nhà cặm cụi làm thêm mặt nạ để bán vào dịp Trung thu.
Sau này, khi người con gái lấy chồng, thấy con rể khéo tay, lại cẩn thận, bố cô đã truyền lại nghề cho đôi vợ chồng trẻ. “Ngày ấy, mặt nạ chưa được tinh xảo, không có độ lồi lõm nhất định như vậy giờ.
Qua thời gian, cùng với những kinh nghiệm của thế hệ trước, vợ chồng tôi sáng tạo thêm để phù hợp với thị hiếu hiện nay. Đặc biệt, khi vợ chồng tôi nghỉ công việc nhà nước thì lại càng chú tâm vào nghề làm mặt nạ giấy bồi”, cô Lan chia sẻ.
Công đoạn sơn màu lên mặt nạ đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chút khéo tay. Ảnh: Hữu Thắng
Chúng tôi thắc mắc, sao ở cái tuổi 60, cô chú không an hưởng tuổi già bên 5 người cháu nội, ngoại mà vẫn cặm cụi hàng ngày với cái nghề này. Nghệ nhân Đặng Hương Lan chia sẻ: “Có lẽ, nghề này là cái nghiệp của vợ chồng tôi, bỏ không sao đành, bứt rứt lắm. Bởi, sau mỗi mùa Tết Trung thu, vợ chồng tôi lại nhận được lời cảm ơn của mọi người vì vẫn còn giữ lại món đồ truyền thống từ xưa, để con họ biết được ngày xưa bố mẹ đã từng có những đồ chơi như thế.
Tuy nhiên, con cháu tôi lại không hứng thú với nghề này, chúng tìm được niềm đam mê với công việc khác. Nhưng cũng thật may mắn, vẫn còn có những bạn trẻ yêu thích văn hóa dân gian.
Đặc biệt, có một anh chàng đã qua lại nhà tôi chục năm nay để học nghề vì trót mê đắm với mặt nạ giấy bồi. Sau này, dù vợ chồng tôi có tuổi già sức yếu cũng không lo thất truyền nghề nữa”.
Mặt nạ giấy bồi được phủ bằng lớp sơn dầu.Ảnh: Hữu Thắng
Vừa trò chuyện cô Lan vừa vẽ từng nét sơn lên mặt nạ, cô bảo, làm nghề này quan trọng nhất là sự kiên trì, tỉ mỉ và phải có một chút khéo tay cùng với sự yêu nghề nữa.
Chính vì vậy, vợ chồng cô chú cứ ngày ngày cặm cụi làm việc trên căn gác nhỏ để chờ đến mùa Tết Trung thu cùng nhau trở hàng trăm chiếc mặt nạ ra phố Hàng Lược bày bán.
Nhắc đến đây, ký ức một thời xa xưa lại ùa về, cô Lan kể: “Xưa, trẻ con không có nhiều đồ chơi như bây giờ. Dịp Trung thu được ba mẹ cho lên phố chơi, lựa mua một chiếc mặt nạ giấy bồi, ông sao, đèn kéo quân... là thích lắm”.
Nhớ về thời hoàng kim, người nghệ nhân có hàng mấy chục năm theo nghề kể, ngày trước cứ dịp Trung thu là khắp phố phường Hà Nội chỉ toàn bày bán mặt nạ đủ hình thù. Hàng làm ra lúc ấy nhiều đến đâu cũng không kịp để bán.
Giờ đây, khi có nhiều thể loại đồ chơi để lựa chọn hơn thì những đồ chơi truyền thống dần dần ít hiện diện. Có thời, đồ chơi Trung Quốc xâm nhập thị trường đồ chơi dân gian, mặt nạ lúc ấy làm ra ế ẩm, không bán được.
“Đến khi mặt nạ nhựa gây dị ứng với da mặt trẻ em, nhiều người tìm lại món đồ chơi truyền thống cho con. Hai vợ chồng tôi rất vui vì sau một khoảng thời gian dài khách hàng bỏ bẵng với món đồ chơi này thì nay lại được nhiều người quan tâm”, cô Lan tâm sự.
Thế nhưng, cái gì cũng có mặt tốt, mặt xấu, khi thị trường mặt nạ giấy bồi sôi động trở lại. Lái buôn thấy sản phẩm đắt khách nên bắt chước làm theo. Những chiếc mặt nạ làm nhái với chất lượng kém tràn ngập chợ. Buồn hơn khi họ dùng chính sản phẩm làm giả nhưng lại bán ra với thương hiệu mặt nạ ông Hòa, bà Lan ở phố Hàng Than.
“Có nhiều người cứ ca cẩm với vợ chồng tôi là tại sao bao nhiêu năm giá thành vẫn có 30.000 đồng/ chiếc
mặt nạ sói, hổ, lợn… 100.000 đồng/ chiếc mặt nạ ông Địa, bà Địa đã thế chất lượng thì khỏi bàn.
Lúc đấy, vợ chồng tôi nhìn nhau rồi nói với khách hàng, mình làm vì đam mê, tiền bạc đâu có quan trọng”, chú Hòa chia sẻ và lại cắm cúi vào những sản phẩm của mình như một người giữ mãi ngọn lửa đam mê và hồn ký ức.
Theo nguoiduatin
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức