Làng nghề gốm Gia Thủy ngày càng phát triển
Kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, nét đặc trưng nền văn hóa của một vùng đất, nghệ nhân làng gốm Gia Thủy đã biết tạo ra những sản phẩm gốm không chỉ phục vụ cho cuộc sống đời thường mà còn tôn vinh giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Những chiếc bình được tạo ra là sự hòa quyện giữa đất và lửa, nhưng toát lên trên đó là bàn tay tài hoa và tâm hồn nghệ sĩ của người làng gốm Gia Thủy.
Sở dĩ Gia Thủy được chọn để phát triển nghề gốm bởi nơi đây có chất đất sét đặc trưng, phù hợp với nghề gốm. Nét đặc trưng của gốm Gia Thủy được làm từ nguyên liệu đất sét có màu nâu vàng, đây là nguyên liệu có sẵn tại địa phương và chỉ tại làng nghề mới có. Loại đất này có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt. Đất khi lấy về sẽ được phơi khô, đập nhỏ rồi cho vào bể ngâm. Sau đó, dùng máy quấy đều rồi múc lọc qua sàng. Gạn bớt nước phía trên, lấy phần đất đông đặc rồi mang ra phơi khô, đến khi đát đủ tầm dẻo là mang ra làm được. Việc phơi đất cũng đòi hỏi phải thật cẩn thận, bởi nếu để đất khô quá hoặc ướt quá thì sẽ rất khó tạo hình.Việc tiếp củi vào lò nung cũng rất quan trọng. Để ra được sản phẩm đẹp, chất lượng thì công đoạn nung sản phẩm đóng vai trò quyết định. Nếu trong quá trình nung, thợ không điều chỉnh lửa, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp thì sản phẩm sẽ cong, vênh hoặc rạn…
Sau khi công đoạn tạo hình hoàn tất, sản phẩm sẽ được mang đi để khô tự nhiên. Lúc này, những sản phẩm gốm thô sẽ chuyển sang màu trắng bạc. Khi ấy, những người thợ lành nghề của làng gốm Gia Thủy sẽ mang gốm đi nung trong những chiếc lò chưa bao giờ tắt ánh lửa.
Không chỉ có thể, việc tiếp củi vào lò nung nghe có vẻ đơn giản nhưng hóa ra cũng thật lắm công phu. Đây là một bước quan trọng quyết định được sự thành hình của một sản phẩm gốm. Nếu muốn có được một sản phẩm đẹp và chất lượng thì công đoạn nung gốm chính là công đoạn quan trọng nhất.
Được biết, gốm Gia Thủy được nung hoàn toàn bằng củi. Trong suốt quá trình nung, người thợ phải liên tục túc trực canh chừng từ khi đưa sản phẩm vào lò cho đến khi lấy ra. Lúc này, họ sẽ điều chỉnh lựa và nhiệt độ phù hợp, tránh để gốm bị cong, vênh hoặc rạn thì sẽ kém thẩm mỹ hơn. Nếu có dịp đến làng gốm Gia Thủy vào những lúc người dân bắt đầu nung gốm, bạn sẽ thấy hình ảnh thú vị khi hàng chục lò gốm luôn đỏ lửa và trước cửa lò đều có người đứng canh và cho thêm củi vào. Giữa cái nóng hầm hập của hàng chục lò nung ấy, bạn càng yêu hơn cả sự tỉ mẩn, tâm huyết của người dân làng gốm Gia Thủy dành cho những đứa con tinh thần của họ.
Năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Trải qua nhiều thăng trầm, gốm Gia Thủy vẫn đứng vững và càng ngày càng phát triển mạnh.
Ngoài ra, không phải toàn bộ gốm của làng Gia Thủy sẽ đều được mang đi nung cả. Phần lớn sản phẩm được để mộc đem nung, trong khi một số khác sẽ được mang đi trang trí thêm hoa văn, cốt để phù hợp với thị hiếu của mọi người. Những sản phẩm thường được mang đi trang trí sẽ là nậm rượu, lọ hoa… với trọn vẹn sự mộc mạc, thô ráp nhưng ẩn chứa bên trong là sự tinh tế chẳng gì có
thể so bì được.
Dù đã trải qua quãng thời gian 50 năm, làng gốm Gia Thủy vẫn mãi luôn tỏa sáng và là niềm tự hào của những người con đất Gia Thủy bởi những sản phẩm gốm nơi đây đã và đang vươn mình ra những vùng đất mới để cho mọi người biết rằng gốm Gia Thủy là một món đồ mang hơi thở nghệ thuật được tạo ra từ đôi bàn tay của các nghệ nhân làng Gia Thủy cùng với đó là thứ đất sét đặc trưng chỉ có ở nơi đây.
Trải qua bao thăng trầm, làng gốm Gia Thủy vẫn luôn tồn tại nơi vùng đất Ninh Bình. Những người thợ lành nghề, tận tụy vẫn ngày đêm tỉ mẩn làm gốm, cốt để đưa những sản phẩm phản ánh rõ nét giá trị văn hóa đến gần hơn với mọi người.
Bài, ảnh: Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân