Làng nghề gốm Bát Tràng: Nâng tầm vị thế trên trường quốc tế
Mang đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt.
Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những làng gốm cổ nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Làng nghề này nổi bật với các sản phẩm gốm sứ cao cấp đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Theo thống kê, toàn xã Bát Tràng hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nhiều năm nay, các nghệ nhân, người làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng còn tập trung chuyển đổi, nghiên cứu, sản xuất đa dạng sản phẩm gốm sứ. Hình ảnh tại công ty gốm sứ Bảo Quang, thôn 1 Làng cổ Bát Tràng |
Trải qua thăng trầm của lịch sử, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt. Nhiều năm nay, các nghệ nhân, người làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng còn tập trung chuyển đổi, nghiên cứu, sản xuất đa dạng sản phẩm gốm sứ.
Gốm Bát Tràng được làm thủ công, với các màu men truyền thống như lam, nâu, rạn, xanh ngọc đặc trưng, xanh coban... Cùng là chất liệu đất nung nhưng gốm sứ Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, kích thước, chủng loại như: đồ thờ cúng (phù hương, chân đèn, nậm rượu, chóe), đồ gia dụng (ấm, chén, bát, đĩa, vò, lọ, chậu) và đồ gốm trang trí mỹ nghệ, xây dựng.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, các chủ thể sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng tích cực đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố Hà Nội. Đến nay, Bát Tràng đã có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao.
Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Nhiều sản phẩm gốm sứ điển hình của Bát Tràng như: Bộ đồ ăn, bình đựng trà, bình hoa, bình hút lộc… được chọn làm quà tặng các đại biểu dự hội nghị, ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm trọng đại của huyện, xã.
Nhiều sản phẩm gốm sứ điển hình của Bát Tràng được chọn làm quà tặng các đại biểu dự hội nghị, ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm trọng đại của huyện, xã. Trong ảnh Bộ sưu tập 12 Giáp - Núi rừng lớn với họa thiết hoa văn cổ. |
Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, toàn xã hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm, bảo đảm ổn định đời sống cho lao động địa phương cùng 4.000-5.000 lao động ở nơi khác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, các chủ thể sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng tích cực đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Điển hình là sản phẩm OCOP 4 sao “bình sứ hút lộc” của Công ty TNHH Tiến Thanh. Bình hút lộc được nghệ nhân gốm sứ tạo nên với thiết kế miệng bình rộng, phần thân bình phình to để hút được nhiều tài lộc; phần cổ bình tròn, thon nhỏ, nhằm lưu giữ lại tài lộc cho gia chủ… Bộ bình sứ hút lộc được làm từ chất liệu đất sét cao cấp, màu sắc, họa tiết phong phú, phủ các loại men lam cổ, men rạn cổ, vẽ sơn mài, đắp nổi hoặc dát vàng, vẽ vàng cao cấp...
Bát Tràng - biểu tượng cho sự phát huy thế mạnh của Thủ đô.
Hay mới đây, trong hai ngày 21 và 22/10, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao những giá trị độc đáo của làng nghề Bát Tràng, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội. |
Trong 2 ngày làm việc, đoàn gặp gỡ lãnh đạo thôn, xã Bát Tràng; thăm làng cổ và nhà cổ Bát Tràng; gặp gỡ các nghệ nhân, thợ giỏi làng gốm. Đoàn cũng thăm phố gốm, phòng trưng bày, thăm bảo tàng Bát Tràng và gặp gỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án hợp tác quốc tế đang thực hiện ở Bát Tràng.
Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao những giá trị độc đáo của làng nghề Bát Tràng, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội.
Hội đồng cho rằng, Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Tại buổi làm việc, bày tỏ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và giá trị của làng nghề Bát Tràng, ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết: Trong bối cảnh Hà Nội triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, Bát Tràng đã nổi bật lên như một biểu tượng cho sự phát huy thế mạnh của Thủ đô. Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội chiếm tới 56% tổng số làng nghề trong cả nước, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Đây chính là nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa trong thời đại hiện nay. |
Tại buổi làm việc, bày tỏ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và giá trị của làng nghề Bát Tràng, ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.
Nghệ nhân làm nghề tại làng nghề gốm Bát Tràng. |
Động thái này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.
Ngoài làng nghề Bát Tràng, dịp này, Hội đồng giám khảo Quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới cũng sẽ khảo sát ở một số làng nghề khác, như: Vạn Phúc (Hà Đông), thăm các làng nghề nón Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai), làng mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức)…
Điểm đến văn hóa làng nghề
Từ lợi thế về làng nghề truyền thống, làng gốm Bát Tràng còn mở rộng quy mô về du lịch trải nghiệm. Du khách tới Bát Tràng không chỉ được tìm hiểu về câu chuyện lịch sử của làng gốm mà còn được trải nghiệm “thử làm nghệ nhân” ngay tại các xưởng gốm của làng. Đây cũng là một điểm độc đáo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến với làng gốm Bát Tràng hàng năm.
Ngoài ra, làng gốm Bát Tràng còn được quy hoạch nhiều điểm nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống làng nghề như: tôn tạo, bảo tồn những di tích bao gồm đình, khu lò bầu cổ, nhà nghệ nhân. Cùng với đó, Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt với lối kiến trúc độc đáo cũng là điểm đến vô cùng mới mẻ dành cho du khách. Khu công trình với diện tích 3.300m2 với tạo hình 7 khối vòng xoay tượng trưng cho 7 bàn xoay vuốt gốm tạo thành những đường cong uốn lượn mềm mại, hút mắt người xem. Trung tâm được xây dựng với mục đích vinh danh tinh hoa nghề gốm của làng nghề truyền thống và là không gian trưng bày, trải nghiệm cho du khách.
Nhiều du khách quốc tế tìm hiểu về Làng nghề gốm Bát Tràng. |
Không chỉ được trực tiếp làm những sản phẩm gốm cho riêng mình, du khách còn có thể dạo quanh chợ gốm Bát Tràng, chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm của làng nghề, sản phẩm OCOP từ làng nghề gốm và mua những món quà lưu niệm được làm từ gốm cùng nhiều sản phẩm gốm độc đáo.
Ước tính mỗi năm, làng gốm Bát Tràng đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 15% là du khách quốc tế. Đặc biệt, vào mùa cao điểm tại đây đón tiếp tại hơn 10.000 lượt khách trong một ngày. Với những nỗ lực gìn giữ và phát triển làng nghề của người dân cũng như chính quyền địa phương, làng gốm Bát Tràng là một trong những điểm đến văn hóa độc đáo của Thủ đô.
Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nộicho biết, sản phẩm làng nghề đa dạng chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, như: sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren truyền thống, đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ các làng nghề về công tác đào tạo theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề, chú trọng nghề truyền thống, cổ truyền, hợp tác quốc tế trong thiết kế mẫu mã sản phẩm, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu… để phát triển sản phẩm OCOP nhiều hơn, chất lượng nâng cao hơn nữa. |
( Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội) |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức