Làng nghề dệt chiếu cói Tam Quan Bắc (Bình Định): Còn mãi với nghề dệt chiếu
Nghề dệt chiếu cói vốn là nghề truyền thống ra đời từ rất sớm ở Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) và một số địa phương khác ở Bình Định. Không ai nhớ rõ nghề này có từ bao giờ, những cụ cao niên trong làng cũng chỉ biết khi lớn lên họ đã gắn bó với cây cói (hay còn gọi là lác) và khung dệt chiếu. Theo người dân địa phương, sở dĩ vùng đất này là nơi hình thành nên làng nghề dệt chiếu cói là vì nơi đây có hơn 20ha đất bị nhiễm phèn nặng, khiến cho người dân không thể canh tác các loại cây lương thực nào khác ngoài cây lác. Cũng chính nhờ cây lác mà người dân nơi đây có nghề dệt chiếu và từ đó làng nghề dệt chiếu cói ra đời.
Thời đó, có đến 90% cư dân nơi đây làm nghề truyền thống này, có những hộ gia đình tất cả thành viên đều sinh sống bằng nghề dệt chiếu. Nghề này không đòi hỏi vất vả, dầm mưa dãi nắng, thời gian lao động, các thành viên trong gia đình đều có thể dệt được. Đặc biệt thích hợp với những người lớn tuổi không đủ sức lao động nặng trong gia đình. Thế nên, khi về làng đều bắt gặp hình ảnh nhiều cụ cao niên vẫn gắn bó với từng mảnh chiếu cói. Các cụ làm với đam mê và trách nhiệm gìn giữ nghề truyền thống mà ông bà ta để lại, cũng chính vì thế mà nghề dệt chiếu cói được truyền từ đời này sang đời khác và vẫn được lưu giữ tới ngày nay.
Gia đình chị Thi đang dệt chiếu.
Để có được những tấm chiếu hoa văn bắt mắt, đậm nét đặc trưng Việt Nam nói chung, đồng thời mang những đặc điểm rất riêng của Bình Định, bắt buộc phải trải qua nhiều công đoạn với những nguyên liệu gồm: cói, trân, phấn nhuộm và đặc biệt là khiếu thấm mỹ riêng, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo những nghệ nhân dệt chiếu. Từ việc trồng lác, thu hoạch, phơi, chẻ, nhuộm lát đến phơi khô tất cả đều bằng thủ công tỉ mỉ từng chút một.
Những bó lác tươi sau khi thu hoạch được người dệt tước nhỏ, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời nắng cho thật khô và bảo quản nơi khô ráo. Đối với các nghệ nhân, dệt chiếu trơn tương đối đơn giản bởi chiếu được dệt từ cói trắng không nhuộm màu, còn chiếu hoa thì công phu hơn nhiều. Chiếu hoa ở Bình Định không như một số vùng khác dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa văn lên trên nền, mà phải dệt từ sợi cói đã được nhuộm phẩm màu: đỏ, xanh, lục, vàng… tùy theo yêu cầu của từng chủ.
Công đoạn nhuộm màu sắc cho cói rất thủ công, chủ yếu dựa vào kinh lâu năm chứ không có công thức nào cả. Những sợi cói trắng được nhúng vào nồi phẩm đang nấu từng nắm một rồi đem phơi khô và được đem dệt theo hoa văn, hình ảnh đã được đặt. Những tấm chiếu đặc sắc, chất lượng tốt được tiêu thụ khắp mọi vùng trên đất nước, đặc biệt rất được ưu chuộng ở các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và đồng thời trở thành mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia.
Giữ vững làng nghề
Những năm gần đây, thị trường xuất khẩu chiếu cói không còn nhiều, các làng dệt đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”. Trở ngại lớn nhất của làng nghề hiện nay là đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân là khâu quảng bá không có, xưa nay người dân chỉ bán nhỏ lẻ tại nhà, đi rao hoặc bán cho tạp hóa, không có đầu mối lớn. Thêm vào đó, sản phẩm chiếu nhựa, chiếu tre tràn ngập thị trường nội địa càng khiến cho “đầu ra” của chiếu cói ngặt nghèo hơn.
Theo chị Thi, một nghệ nhân dệt chiếu sinh sống tại Tam Quan Bắc cho biết “Hiện nay số lượng nghệ nhân dệt chiếu đang giảm dần, không còn thấy cảnh nhà nhà, người người làm chiếu như trước kia nữa, một phần do thị trường tiêu thụ chiếu thu hẹp dẫn đến thu nhập giảm chỉ còn 40-100 nghìn một tấm chiếu, một phần là do quá nhiều công đoạn phức tạp khiến nhiều người nản mà bỏ nghề.” Những người trẻ tuổi đi tìm nghề khác có thu nhập cao hơn vì thế nay phần lớn nghệ nhân là người lớn tuổi. Hình ảnh cói được phơi trải dài mọi nẻo đường nay cũng chỉ còn tồn tại trong ký ức của những cao niên trong vùng. Tiếng nói cười rộn ràng khi mọi người quây quần bên khung dệt cũng dần thưa thớt.
Nhưng không vì vậy mà nghề dệt chiếu bị mai một, nhân dân địa phương vẫn chung tay gìn giữ nghề truyền thống này. Nơi đây vẫn còn gia đình nhiều thế hệ cùng gắn bó và truyền nghề cho các thế hệ tiếp theo. Khi được hỏi vì sao vẫn theo nghề này, chị Thi chia sẻ “Cũng như những nghệ nhân khác vẫn kiên trì theo nghề, mình làm vì tình yêu nghề, vì muốn giữ gìn truyền thống lâu đời của ông cha để lại. Bà con ở đây vẫn tâm sự, chỉ sợ không có sức làm, còn sức còn mãi gắn bó với nghề dệt chiếu”. Mong rằng các cơ quan chức năng địa phương có các chính sách thiết thực để có thể gìn giữ cũng như đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống này.
Bài và ảnh Ánh Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân