Làng nghề đan lát Hậu Giang: Thay đổi để phát triển bền vững
Theo các cụ lớn tuổi trong làng, Hậu Giang không có nhiều lục bình như các tỉnh thành khác nhưng chính sự học hỏi, mày mò người dân có thể chủ động nguồn nguyên liệu. Họ biến loài cây vô tri, vô giác thành những đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo.
Bà con thường tụ họp vừa làm vừa trò chuyện
Để tạo ra thành phẩm chất lượng, bà con phải trải qua nhiều công đoạn thực hiện trực tiếp bằng tay. Từ lấy nguyên liệu, chọn lọc, đem phơi, rồi đan lát, tất cả đều cần sự khéo léo ở đôi tay người thợ. Bà con làng nghề thường tụ họp và làm sản phẩm cùng nhau, đây là khoảng thời gian để mọi người kể các chuyện vui, chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống. Từ một công việc với mục đích “giải khuây” cho chị em phụ nữ Vị Thủy, ngày qua ngày, đan lát lục bình trở thành thói quen khó bỏ của nhiều hộ gia đình. Bên cạnh việc đồng áng, chăm sóc gia đình, người phụ nữ trong nhà sẽ tận dụng thời gian rảnh để đan lát, tăng thêm thu nhập, còn người đàn ông sẽ lo những việc liên quan đến vận chuyển, thu hái nguyên liệu.
Sau đó, nhiều hợp tác xã thành lập góp phần tạo điều kiện phát triển làng nghề, ổn định thu nhập. Làng nghề nổi trội về một số mẫu mã như: giỏ, túi xách, rổ, vật dụng đựng đồ, nón,… Năm 2021, giỏ bán nguyệt của HTX Thanh Tú đạt OCOP 3 sao là cơ hội thúc đẩy tiềm năng mới.
Tuy nhiên, làng nghề vẫn chưa thật sự phát huy hết giá trị vốn có. Một vài bà con chia sẻ rằng, đan lục bình không khó nhưng cần nhiều thời gian mới hoàn thiện sản phẩm với giá chỉ hơn trăm nghìn đồng. Họ cần 1 đến 2 ngày miệt mài làm việc mới làm xong một chiếc thảm hay chiếc giỏ tùy kích cỡ khác nhau. Hơn hết, trên thị trường có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đan lục bình, cũng như nhiều cơ sở nhỏ lẻ sản xuất sản phẩm này. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh cao, kênh phân phối sản phẩm bị thu hẹp. Thêm nữa, mẫu mã rập khuôn, dẫu mang giá trị nhưng lại không gây ấn tượng và thu hút người tiêu dùng. Từ đó, sản phẩm tại làng nghề không đủ sức cạnh tranh, thời gian dài, gây giảm sản lượng sản xuất, không những ảnh hưởng đến kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề việc làm của người dân.
Vấn đề nữa là sản phẩm ít tiếp cận được đến người tiêu dùng Việt Nam vì không có những kênh, trang điện tử giới thiệu, quảng bá. Có lẽ, đó là nguyên nhân mà người tiêu dùng trong nước ít biết đến các làng nghề truyền thống, sản phẩm từ đan lục bình nói riêng, những sản phẩm thủ công nước ta nói chung.
Chính vì thế, để bền vững và phát triển hơn, làng nghề đan lát lục bình Hậu Giang cần có những chính sách, kế hoạch nhất định. Địa phương cần hỗ trợ người dân tận dụng nhiều nguồn lực tiềm tàng sẵn có kết hợp làng nghề để phát triển du lịch sinh thái, tạo môi trường trải nghiệm cho du khách. Nâng cao sự sáng tạo, sự đổi mới ở việc tạo ra sản phẩm độc đáo tại các hội thảo, chương trình. Đặc biệt, nên xây dựng những cách thức truyền thông hợp lý, giúp thúc đẩy sản lượng đầu ra. Tận dụng ưu điểm của internet, công nghệ hiện đại trở thành nơi trao đổi, quảng bá, lắng nghe ý kiến người tiêu dùng, kênh phân phối,… từ đó sản xuất ra sản phẩm chất lượng phù hợp thị hiếu mọi người.
Không riêng làng nghề đan lát lục bình Hậu Giang, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ khác cần hiểu rõ thực trạng hiện nay, qua đó có chính sách, kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Những giải pháp, thay đổi kịp thời sẽ giúp người dân làm giàu trên chính quê hương, từ cái nghề mà ông bà bao đời truyền lại. Quan trọng là lưu giữ, bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.
Kim Thảo
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường