Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm có gần 600 năm
Đến với làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình bạn sẽ thấy được sự kiên trì, nhẫn nại và chỉn chu đến từng chi tiết trong mỗi tác phẩm của người nghệ nhân. Nhờ vào sự nhẫn nại, cần cù, tỉ mỉ trong từng công đoạn chạm, khắc đã tạo nên những hoa văn trang trí tinh xảo từ các công cụ thô sơ như dùi, đinh, búa… Tại làng nghề, mỗi nghệ nhân đảm nhận một phần việc tạo ra sự nhịp nhàng của các tác phẩm tuyệt đẹp.
Đối với nghề chạm bạc, có thể nói “chạm” là công đoạn khó nhất, đòi hỏi người nghệ nhân có sự tập trung cao nhất, sự khéo léo và tuyệt đối không được phép có bất kỳ sai sót nào dù nhỏ nhất. Vì khi đó toàn bộ sản phẩm đó không đạt tiêu chủ, phải bỏ đi và làm lại từ đầu.
Có thể nói đây là một công việc đòi hỏi cao về kỹ thuật lẫn tuổi nghề của từng thợ thủ công, thế nhưng nhiều người không thể sống được với nghề này vì thu nhập hạn hẹp. Trải qua nhiều thế hệ dù rất yêu nghề, muốn lưu giữ truyền thống nhưng buộc phải rời đi vì “cơm - áo - gạo - tiền”. Dần dần qua thời gian các sản phẩm tại làng nghề chạm bạc Đồng Xâm trở nên gần gũi hơn với cuộc sống như quà lưu niệm, dây chuyền… hoặc tinh xảo hơn như chiếc lư hương, bức tranh đồng.
Thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề là khi các nghệ nhân đi khắp 4 phương để gieo tài hoa nghệ thuật điêu khắc chạm bạc đến khắp nơi trên đất nước. Vào thời Nguyễn, các nghệ nhân Đồng Xâm đã vào kinh đô Huế để chạm trổ cung kiếm và đồ trang sức cho triều đình. Và điều đặc biệt hơn họ cũng chính là các thợ lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay.
Trãi qua nhiều năm tháng của lửa chiến tranh, những thay đổi từ thời bao cấp, làng nghề Đồng Xâm đã từng rơi vào tình trạng đình đốn, lao đao. Đến thời kinh tế thị trường thì mô hình kinh doanh hộ gia đình bắt đầu phát huy, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm mới lấy lại phong độ và đưa ra những sản phẩm tinh xảo, khéo léo.
Cho đến nay, với sự ưa chuộng ngày càng cao của người dân, nghề chạm bạc đã trở thành kế sinh nhai giúp cải thiện đời sống. Được lưu truyền và phát triển như một làng nghề truyền thống và ngày một rộng rãi hơn. Hiện nay, sản phẩm mũi nhọn của Đồng Xâm xoay quanh chất liệu đồng hoặc mạ bạc, chủ yếu nhắm vào phân khúc đồ thờ cúng (đỉnh, vạc, lư hương, các con vật thiêng trong tứ linh), đồ trang trí (dây chuyền, hoa tai, nhẫn, châm, vòng, thánh giá, lắc…) và loại hàng mỹ nghệ.
Xét về mặt thẩm mỹ, các nghệ nhân vẫn xoay quanh việc phát triển các họa tiết, hoa văn cho nhóm người trung tuổi, có xu hướng hoài cổ. Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm nổi bật so với hàng bạc khác ở các kiểu hình thức mới lạ về hình khối, hình dáng của sản phẩm. Bên cạnh đó, các sản phẩm trang trí không chỉ tinh vi mà cân đối, đồng đều và lộng lẫy làm rõ họa tiết chính. Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm nằm ở tài năng và tính cẩn trọng, tỉ mỉ của từng nghệ nhân bạc. Nhờ vào đó mà sản phẩm Đồng Xâm không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn mang âm hưởng nghệ thuật chinh phục được các khách hàng khó tính.
Nghề chạm bạc Đồng Xâm từng mai một trong quá khứ nhưng hiện tại rất phát triển. Hiện nay, nghề chạm bạc đã thu hút hơn 50% số lao động của xã Hồng Thái, Lê Lợi với hơn 4.000 lao động có thu nhập ổn định, giá trị sản xuất đạt hàng trăm tỷ đồng/năm. Sản phẩm Đồng Xâm có mặt ở nhiều nơi trên cả nước và được xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều nghệ nhân giỏi của làng đã được phong Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Hiện nay, các sản phẩm mỹ nghệ ở Đồng Xâm được sản xuất hàng loạt theo công nghệ dập khuôn trước, sau đó các nghệ nhân sẽ chạm trổ với sự sáng tạo.
Tin liên quan
Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan
14:07 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi
11:17 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ
09:23 | 23/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê
14:19 | 22/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
10:46 Tin tức
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 Du lịch làng nghề
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 Làng nghề, nghệ nhân