Làng nghề ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng Phát triển nghề và xây dựng đời sống văn hoá
Những cơn mưa ào ạt chợt đến chợt đi ở miền đồng bằng sông Cửu Long không làm cho cường độ lao động sản xuất của bà con nông dân làng nghề ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng bị giảm đi . Trong cơn mưa tầm tã, những thành viên gia đình nhà anh Lâm Liếc, người dân tộc Khơ Mer vẫn ngồi mải miết đan đát trước hiên nhà. Sản phẩm đồ tre, trúc này là những chiếc Cần Xế đựng dùng để đựng hoa quả xinh xắn, đẹp mắt, những chiếc Xà Ngom để bắt cá hay những cái gọng gà trong rất ấn tượng. Nhìn những sản phẩm này, tôi nghĩ đây đâu chỉ là những mặt hàng phục vụ lao động sản xuất và phục vụ sinh hoạt của bà con nông dân mà còn là những tác phẩm nghệ thuật từ bàn tay khéo léo của chính những người dân chân lấm tay bùn với cây lúa, với sông nước cá tôm. Chẳng thế mà không ít những nhà sưu tầm đã thu lượm cả những chiếc giỏ bắt cá, những chiếc nơm, những đồ mây tre trúc này đem về trưng bầy trong một gian phòng của mình như một bảo tàng dân tộc học thu nhỏ. Sự ưa chuộng đồ đan đát của người tiêu dùng cũng là nhân tố khích lệ người sản xuất. Những lao động trẻ ở ấp Phước Quới hầu như không có điều kiện học đến nơi đến chốn nên chủ yếu sống bằng nghề đan đát. Chị Lâm Thị Thương mới chỉ học hết lớp 7, nhờ nghề đan đác này cũng có mức thu nhập ổn định. Chị kể:
“ Em mua khoảng 200 ngàn, em bán khoảng 5 đến 5 trăm ngàn. Hãng này là Cần Xế đặt thì nó mắc hơn. Một tháng thì em làm được một triệu đồng”
Còn gia đình chị Trần Thị Thạch thì nhờ chịu khó căn cơ và chăm chỉ làm nghề mà đã nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Cháu gái nhà anh chị đã vào được đại học và đang học ở thành phố Hồ Chí Minh. Bản thân chị không chỉ làm nghề đan đát mà chị còn là cộng tác viên tích cực trong tuyền truyền dân số. Tham gia công tác xã hội càng giúp chị có điều kiện giao lưu, mở mang về nghề. Chị nói:
“Vừa rồi có lớp học đan lộc bình tôi có đi học 14,15 ngày. Qua lớp tập huấn tôi có thể làm được nhưng giờ chưa có sản phẩm. Nghe ông chủ nhiệm nói từ từ rồi sẽ đưa sản phẩm về nhà làm…”
Tuy chưa khá giả, nhưng nghề đã giúp chị Thạch sinh sống và nuôi con khôn lớn. Nghề đã gắn bó và có tác dụng thiết thực trong cuộc sống của chị, nên chị mong nghề này sẽ còn mãi. Suy nghi của chị Thạch cũng giống với suy nghĩ của chị Lâm Thị Thương:
“Ở nông thôn, nếu không làm nghề này thì tôi cũng không biết làm nghề gì khác. Tôi muốn nghề đan tre trúc này còn mãi thì tôi sẽ làm mãi , vì muốn làm gì khác cũng khó, mình đã lớn tuổi rồi. Cái này đêm đêm mình làm mất công nhiều nhưng không có cực.”
Từ việc chăm chỉ lao động, có thu nhập từ nghề , các thành viên làng nghề lại có điều kiện để tham gia xây dựng làng văn hoá . Chị Thạch và chị Thương đều rất hãnh diện khi gia đình mình được công nhận là gia đình văn hoá. Còn anh Lâm Liếc đã nêu quan điểm về xây dựng ấp văn hoá, đó là “ Xây dựng gia đình văn hoá chính là tạo niềm tin, tạo điều kiện cho dân để phát triển đi lên chứ nhà nước không có bỏ dân đói, dân nghèo”.
( Ảnh Internet)
Muốn có được ấp văn hoá, mỗi gia đình trong ấp đều là một nhân tố tích cực. Bởi thế Lâm Liếc càng thấy rõ trách nhiệm của người chủ gia đình trong xây dựng gia đình văn hoá: “Để thực hiện gia đình văn hoá, mình phải dậy dỗ con cháu học tập tốt. Hai nữa là gia đình không được gây chuyện , sống đoàn kết đầm ấm với làng xóm láng giềng, giữ gìn đường xá, cầu tiêu cho sạch”
Đi tìm hiểu cuộc sống của các gia đình trong ấp, chúng tôi thấy bà con ở đây chưa phải đã hết nghèo. Toàn xã có hơn 3.000 hộ trong đó 79% người Khơ Mer và có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24%. Trẻ em trong độ tuổi đi học chưa hẳn đã được đến trường đầy đủ. Song nghề đan đát đang một phần giúp bà con xoá đói giảm nghèo.
Muốn xóa nghèo đói bằng phát triển nghề đòi hỏi cần sự đầu tư quy hoạch và tạo những nhân tố xúc tác sự phát triển. Huyện Mỹ Tú cũng đã mở những cuộc thi sản phẩm thủ công nghiệp gồm các sản phẩm điêu khắc, kim loại, đan đát và đã cuốc hút sự tham gia tích cực của bà con. Điều đó đã tạo nên không khí thi đua làm sản phẩm đẹp, sản phẩm tốt và khích lệ giao lưu hàng hoá và giao lưu văn hoá. Từ sự định hướng phát triển làng nghề trong bà con nhân dân, xã Phú Tân đã vận động bà con xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao mức sống tinh thần. Toàn xã có 6 ấp và 100% đã được công nhận là ấp văn hoá. Mỗi ấp có một nhà thông tin ấp để tổ chức hội họp, tuyên truyền cho người dân hiểu được chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, của đảng. Xã Phước Tân có một bưu điện văn hoá xã, có hai tụ điểm văn hoá của người Kh’Mer ở chùa để cho người dân sinh hoạt các lễ hội, có tủ sách để người dân đến đọc. Mỗi tháng tổ chức hai lần hoạt động vui chơi giải trí văn hoá truyền thống của dân tộc, có dàn nhạc, ca múa ngoài trời để họ tiếp thu và duy trì văn hoá dân tộc.
Một điều cảm nhận rõ nhất từ làng nghề-làng văn hoá , ấp Phước Quới là người dân ở đây sống chân chất thật thà với mong muốn vươn lên cải thiện cuộc sống. Song dường như họ chưa có được sự bứt phá lớn mặc dù đã có những nỗ lực trong phát triển nghề và xây dựng làng ấp văn hoá. Những điều mà người dân mong đợi vẫn còn phụ thuộc rất nhiều ở năng lực của người lãnh đạo chính quyền các cấp, những người có thể giúp bà con tìm ra hướng đi phù hợp với đời sống lao động và sinh hoạt của người dân ở vùng đồng bằng sông nước này.
Thanh Thủy
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 Nông thôn mới
Chào năm đặc biết 2025!
14:11 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng
10:29 Tin tức