Làng đào Nhật Tân (Hà Nội): Rộn ràng đón tết Nhâm Dần 2022
Hoa đào Nhật Tân từ lâu đã là biểu tượng văn hóa của Hà Nội và Việt Nam trong ngày Tết. Mỗi dịp Xuân về, sắc thắm của hoa đào lại nhuộm hồng từng góc phố, từng căn nhà khiến cho không khí Tết rộn ràng, ấm áp hơn.
Thương hiệu đào Nhật Tân gắn với loại đào bích, hoa thường có màu hồng thắm, bông to, dày cánh, nở rộ. Gặp thời tiết gió bấc, mưa phùn, đào bích có tới 24 cánh, nở căng tràn, khoe sắc hồng may mắn. Dạng đào phai Nhật Tân cũng khá phổ biến, vẫn cho cánh kép, nở rộ.
Nếu có mặt tại làng đào Nhật Tân dịp này, sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh thương lái các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương đang nườm nượp về lấy hàng. Trong tình hình dịch bênh Covid diễn biến phức tạp, người trồng đào Nhật Tân lo nhất phải giãn cách xã hội, việc vận chuyển đào đi tiêu thụ gặp khó khăn. Nếu không bị ảnh hưởng bởi lưu thông, nhu cầu chơi đào Tết của người dân vẫn sẽ rất cao và việc tiêu thụ sẽ dễ dàng.
Anh Đỗ Đức Chiến, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nhật Tân chia sẻ, tính trong khoảng 2 tuần gần đây (từ ngày 15-12-2021 đến nay), thị trường đào Tết đã khá sôi động, thương lái về lấy hàng rất đông. Hiện đào Nhật Tân cành cong không đủ cung cấp cho thương lái.
Riêng về giá đào Nhật Tân năm nay nhỉnh hơn năm 2021. Đào cành cong có giá từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng/cành; Đào thế có giá từ 3 triệu đến 10 triệu đồng/gốc tùy kích cỡ... Gia đình anh Chiến có 4.000m2 trồng đào với hàng nghìn gốc đào cành, đào thế, hiện đã xuất khoảng 100 cành đào cong và 15 cây thế loại to đi các tỉnh. Ước tính, nếu thuận lợi, vụ đào này, gia đình anh thu lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng.
"Trước đây, người trồng đào thường tính toán để cây nở đúng dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu thị trường chơi đào trước Tết cao và các hộ trồng đào Nhật Tân thường trồng quy mô lớn nên đều rải vụ nhằm thu hoạch ngay từ trước Tết Nguyên đán 1 tháng", anh Chiến nói.
Làng đào Nhật Tân “vượt khó” do đại dịch
Anh Đỗ Đức Chiến, cho biết: HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nhật Tân đang quản lý 90ha sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 70ha là đất trồng đào Nhật Tân với khoảng 780 hộ tham gia. Đa số diện tích trồng đào Nhật Tân tập trung khu vực bãi sông Hồng.
Từ xưa đến nay, người dân làng đào Nhật Tân đã nổi tiếng về kỹ thuật trồng đào điêu luyện, từ ghép cành, sửa tán lá đào để có "tác phẩm" đẹp, họ còn có bí quyết để đào có thể nở đúng thời điểm dù thời tiết thất thường. Năm 2021, thời tiết khá thuận lợi nên đào sai nụ, bông to, thắm sắc... Vào mỗi vụ Tết, làng đào Nhật Tân thường cung cấp ra thị trường hàng vạn cây đào thế, đào cành; Doanh thu bình quân từ trồng đào của cả phường đạt khoảng 100 tỷ đồng/năm.
Hai năm qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống- xã hội và làng đào Nhật Tân cũng không ngoại lệ. Chưa kể, năm 2021, chi phí chăm sóc đào cao hơn so với các năm trước. Vào thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc thuê nhân công đánh gốc, vào chậu, vận chuyển... đào gặp nhiều khó khăn. Thậm chí với tiền công 500 nghìn đồng/người/ngày nhưng vẫn khó thuê người.
Dẫu vây, thực tế cho thấy, hàng trăm hộ dân tại làng đào Nhật Tân vẫn "sống chết" bám trụ với nghề truyền thống. Bởi đào là cây trồng dài ngày không dễ bỏ để chuyển sang trồng các loại cây mới. Hơn nữa đây là nghề truyền thống đã được truyền giữ qua bao thế hệ và gắn liền với nét đẹp văn hóa người Hà Nội, nên dù khó khăn, người trồng đào Nhật Tân vẫn dành tâm sức chăm bón với kỳ vọng có một cái Tết tươm tất, đủ đầy.
Mới đây, lần đầu tiên phường Nhật Tân mang sản phẩm đào đi dự đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố. Ba sản phẩm: "Hoa đào thất thốn", "Cây đào thế" và "Cành đào tròn" của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nhật Tân đều được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của Thành phố đánh giá đạt 4 sao. Việc phát triển sản phẩm OCOP hoa đào Nhật Tân là sự khẳng định thương hiệu của làng trồng hoa đào truyền thống nổi tiếng của cả nước. Thương hiệu này tiếp tục hứa hẹn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân phát triển kinh tế, khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bài, ảnh: Nga Nguyễn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP