Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc

Trong một buổi sáng cuối tuần tôi có dịp được đến thăm cơ sở gốm sứ tâm linh Âu Lạc thuộc Công ty gốm sứ Thành Đạt của Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thành ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Được tận mắt chiêm ngưỡng khu vườn sinh thái bạt ngàn cây xanh, xưởng sản xuất gốm rộng gần 1 hecta, với hàng trăm sản phẩm gốm tâm linh do chính tay bàn, khối óc của các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, thợ giỏi “nhào nặn” ra mang tính riêng biệt, độc đáo không thể lẫn với bất cứ xưởng gốm nào, khiến tôi phải suýt xoa trước vẻ đẹp của nó. Cảm giác thật thư thái trước sự hòa hợp âm dương, phong thủy hữu tình, có vườn cây xanh, ao hồ, có gốm, có lửa…

Có lẽ, bất kỳ ai, khi đặt chân đến đây đều sẽ có cảm giác như được trút bỏ mọi muộn phiền, mệt nhọc của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên, đất trời, với những sản phẩm gốm âm linh đậm nét văn hóa truyền thống, hướng về cội nguồn dân tộc.

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần ngắm cột gốm men cổ

Điểm nhấn ở khu vườn sinh thái của anh Thành là khu trưng bày những sản phẩm gốm tâm linh tái hiện thời kỳ Âu Việt như: Tứ quý bảo đăng, bảo bình long phụng sum vầy, bình song long, ấm phúc long, tượng trang trí, bình tùng cúc trúc mai, tứ bất tử (bà liễu hạnh, chử đồng tử, thánh gióng, sơn tinh), cột tứ linh, kình thiên trụ (cột chống trời), đôi cột sen (trang trí thay đôi lộc bình)… Điều độc đáo là có rất nhiều sản phẩm có kích thước lớn, có cột cao trên 2,5m nhưng dưới sự thiết kế khéo léo của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thành, sản phẩm được ra lò thành công, hoàn hảo đến từng chi tiết, không bị đổ gãy…Các sản phẩm rất phù hợp để trưng bày làm cảnh quan hay tiểu cảnh, nội thất, ngoại thất, giếng trời… và ở những không gian lớn như phòng khách, đình, chùa…

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Câu lạc bộ điêu khắc gốm Hà Nội sáng tác tại xưởng gốm Âu Lạc

Men theo lối vào nhà xưởng là một hồ cá được thiết kế như làm “nhiệm vụ” điều hòa cái nóng của xưởng gốm, của lò nung phía sau đó. Một không gian hài hòa rất phù hợp cho những ai thích tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, làng nghề vùng ven đô.

Anh Nguyễn Hữu Thành cho biết, xưởng gốm đã hoạt động được 4 năm, với khoảng 500-600 sản phẩm gốm tâm linh, trang trí các loại.

Hiện anh đang tích trữ sản phẩm để phục vụ triển lãm và cho khách tham quan, chưa bán ra thị trường. Mặc dù, mỗi ngày có hàng chục công nhân làm việc, chi phí tiền nhân công, tiền nhiên liệu ga đốt lò khoảng 250 triệu/ tháng nhưng anh đang đem tiền nhà “phục vụ” đam mê, xây dựng thương hiệu...

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Anh Nguyễn Hữu Thành giới thiệu những sản phẩm gốm Âu Lạc chưa nung trong kho

Dòng gốm Âu Lạc độc đáo với những sản phẩm gắn với câu chuyện truyền thuyết, cội nguồn thời Việt cổ. Trong xưởng có khoảng hơn 40 mẫu. Mỗi sản phẩm là tâm huyết của chủ nhân, nên được làm rất kỳ công, với nhiều công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ, khắt khe, được nung thủ công trong thời gian 4 ngày 3 đêm. Nên sản phẩm ra lò đều đạt đến độ tinh xảo, được giới chuyên môn đánh giá cao.

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc

Nghệ sĩ Đinh Bá Quang đang đắp tạo hình cho sản phẩm

Nói về duyên nghiệp gắn bó với nghề gốm, anh Nguyễn Hữu Thành chia sẻ: Vốn là một kiến trúc sư làm về xây dựng nhưng rất yêu gốm. Khi nghỉ hưu, anh đã dành trọn thời gian cho niềm đam mê gốm và được gia đình rất ủng hộ. Có những ngày anh không cả về nhà mà ăn ngủ luôn ở xưởng để canh lò nung, sáng tác… Tất cả các mẫu khi làm đều được anh vẽ ra đất, lấy tỉ lệ dưới đất, đo lên hình, rồi phối hợp với kỹ năng, tay nghề của người đắp để hình thành nên sản phẩm. Để sản phẩm có hồn, anh thường mời các nhà điêu khắc, nghệ sỹ về đắp hình. Mỗi sản phẩm của anh ra lò đều mang tính độc đáo và có hồn cốt riêng, mang tính thuần Việt, không lai căng, bắt chước. Chẳng hạn như hình con rồng trên các sản phẩm của anh thiết kế phải là rồng Việt Nam hiền, tri thức, không nhe răng, múa vuốt như rồng Trung Quốc nhập về. Hay bức tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn do xưởng anh làm là anh hùng áo vải, có miếng đồng để yểm tâm kính chứ không phải mặc áo giáp, có giáp trụ mang nét ngoại lai như đang được bán trên thị trường hiện nay.

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thành chia sẻ niềm đam mê gốm với lãnh đạo Hiệp hội làng nghề Việt Nam

Xưởng gốm của anh có được thành công như vậy nay còn nhờ hậu phương vững chắc hỗ trợ đằng sau cho anh, đó là người vợ đảm đang. Vợ anh từng học đại học, chuyên ngành hóa học, được sinh ra và lớn lên ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng, trong một gia đình có truyền thống làm nghề gốm sứ. Chị đã có nhiều kinh nghiệm trong pha màu, làm men cho sản phẩm sứ của Bát Tràng, nên chị hỗ trợ anh rất nhiều trong việc thử men, pha màu cho sản phẩm gốm. Ngoài ra, anh còn được bố vợ là ông Lê Xuân Phổ - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng chỉ dạy cho cách làm men sứ, rồi từ đó anh mày mò ứng dụng sang cho sản phẩm gốm. Anh vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thành giới thiệu với Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần về đôi cột sen đang hoàn thiện.

Thăm xưởng sản xuất gốm của Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thành, ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã vô cùng ngạc nhiên khi có một xưởng gốm lớn, với hàng trăm sản phẩm, đa dạng các loại thuộc dòng gốm Âu Lạc ngay gần trung tâm Hà Nội. Những sản phẩm gợi cho người Việt nhớ về xa xưa, về các các cuộc kháng chiến trong quá khứ từ những hoa văn, những câu chuyện cổ được phục dựng trên từng sản phẩm gốm trong thời kỳ hội nhập. Từ đó, giúp ngăn chặn bớt văn hóa ngoại lai.

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Những sản phẩm gốm tâm linh Âu Lạc được trung bày trong khu vườn sinh thái.

Theo ông Lưu Duy Dần, cái văn hóa thuần Việt ấy cần nhân lên, bảo tồn, phát triển, cần trao đổi, hội tụ thêm ý kiến của các nhà khoa học, các nhà văn hóa. để có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao, kích thước khác nhau phục vụ nhiều tầng lớp trong xã hội… Âu Lạc là cái trầm của lịch sử và rất cần được lồng vào cái hiện đại, qua những công trình, quà tặng cho hội thảo quốc tế, những cuộc triển lãm nghệ thuật văn hóa truyền thống … Từ đó xây dựng điểm du lịch, trải nghiệm du lịch, văn hóa dân gian, không gian làng nghề truyền thống thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần giáo dục cho con người hướng về tâm linh, tổ tiên, cội nguồn...

Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Bình lòng phương men cổ
Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Bình cửu long thếp vàng theo kiểu sơn mài.
Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Thợ đang vẽ men cho sản phẩm
Kiến trúc sư tâm huyết với dòng gốm Âu Lạc
Thợ đang hoàn thiện sản phẩm trong xưởng
Nguyễn Đài Thanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Tình yêu với hoa khô

Tình yêu với hoa khô

LNV - Với mỗi dịp quan trong, những khoảnh khắc đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi, lễ kỷ niệm thì không thể thiếu những bó hoa tươi thắm. Nó chứa đựng những tâm tư, tình cảm mà người tặng hoa muốn gửi tới người nhận vì đơn giản mỗi loài hoa mang một màu sắc, một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Đối với những người yêu thích hoa sẽ cảm thấy tiếc nuối khi thấy những cánh hoa úa tàn và không thể khoe sắc được nữa. Chính vì lý do đó cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy đã nghĩ ra cách để lưu lại vẻ đẹp của những bông hoa.
Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

LNV - Nghệ nhân Nghiêm Thị Thu Hương – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Hương (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã dày công sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ lụa tơ tằm. Nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ gìn, nâng cao giá trị sản phẩm lụa truyền thống của quê hương Vạn Phúc.
Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, người đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.

Tin khác

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.
Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.
Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
VEBO ST25 - Đưa hạt gạo chuẩn quốc tế đến bàn ăn gia đình Việt

VEBO ST25 - Đưa hạt gạo chuẩn quốc tế đến bàn ăn gia đình Việt

LNV - Với hương vị thơm dẻo đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, gạo VEBO ST25 đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình cho bữa ăn hàng ngày.
Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm OCOP liên tục được phát triển về số lượng và củng cố về chất lượng, khơi dậy được tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền.
Báo Đảng địa phương góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới

Báo Đảng địa phương góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Sáng 18.9, tại thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), Báo Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28 năm 2023 với chủ đề “Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và Làng văn hoá kiểu mẫu”.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động