Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Lễ đón nhận nhãn hiệu tập thể áo dài Trạch Xá và giỗ tổ nghề may

TBV - Ngày 06/01/2020 (tức ngày mồng 01 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), được sự nhất trí của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Ứng Hòa, Đảng ủy - HĐND - UBND xã Hòa Lâm cùng với nhân dân thôn Trạch Xá long trọng tổ chức Lễ đón nhận Nhãn hiệu tập thể áo dài Trạch Xá và giỗ tổ nghề may. Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cũng đã gửi lẵng hoa kính lễ.
Ông Lê Ngọc Điểm, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hòa Lâm phát biểu: Làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa thuộc vùng quê chiêm trũng Khu Cháy; nằm phía Nam huyện Ứng Hòa, cách trung tâm huyện 7 km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 40 km. Làng Trạch Xá được phân chia thành 02 khu dân cư, thuộc 02 khu xóm “Đông Tiến và xóm ngoài”, làng có 01 Chi bộ, có 01 HTX làng nghề, có 02 đội sản xuất - HTX nông nghiệp; có 481 hộ gia đình và 1983 nhân khẩu; có 750 lao động theo nghề may truyền thống đang làm việc tại Hà Nội và địa phương.

Lược sử lưu truyền, cách đây hàng 1000 năm, nhân dân trong làng luôn ghi nhớ và truyền tụng trong dân gian về công đức truyền nghề may cho dân làng do cụ tổ Nguyễn Thị Sen để lại. Theo truyền thuyết, bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và lớn lên tại làng Trạch Xá, vào tuổi trăng tròn, bà là người con gái xinh đẹp, nết na, đảm đang và giỏi việc trồng dâu, dệt vải, may mặc, thêu thùa. Nhân dịp vua Đinh Tiên Hoàng về trấn Sơn Tây kén chọn người hiền tại giúp nước, đi đến làng Trạch Xá, tình cơ nhà vua gặp bà và đã đem lòng mến cảm, kết duyên cùng. Bà Nguyễn Thị Sen cùng vua về kinh đô Hoa Lư
(Ninh Bình).


Ông Lê Ngọc Điểm, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hòa Lâm phát biểu tại buổi lễ.


Bà Nguyễn Thị Sen được nhà vua phong làm Tứ phi Hoàng Hậu. Tại cung vua, bà được giao quản bộ may trang phục Hoàng triều. Với tài trí thông minh và sự khéo léo, sáng tạo, bà đã cùng các cung phi tạo nên những bộ quần áo của Hoàng Tôn, Công Tử, Hoàng Hậu và Triều nghi, thứ nào cũng vừa trang trọng, vừa tiện lợi. Đặc biệt, bà đã tạo được đội ngũ nghề may, người thêu thùa đông đảo. Bà dạy cho các cung nữ từng đường kim, mũi chỉ, phát triển nghề may trong hoàng cung, mà trước đây chưa hề có. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) lập ra 05 Hoàng Hậu là: Đan Gia; Trinh Minh; Kiều Quốc; Cồ Quốc; và Ca Ông. Trong đó, Tứ phi Hoàng Hậu “Cồ Quốc” chính là Thánh tổ nghề may Nguyễn Thị Sen.

Năm Kỹ Mão, vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễu bị gian thần Đỗ Thích sát hại. Buồn chán trước cảnh triều đình rơi vào cảnh binh đao, tranh quyền, đoạt vị, bà Tứ phi Nguyễn Thị Sen đã đưa các con từ giã hoàng cung, trở về quê hương làng Trạch Xá ngày nay. Tại đây, bà đã truyền dạy nghề may cho dân làng. Để rồi nghề may được cha truyền, con nối, thế hệ trước dạy cho thế hệ sau, được gìn giữ, lưu truyền và trở thành nghề truyền thống của làng. Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp. Để nhớ công đức của bà và truyền đạt con cháu muôn đời biết công ơn của người tiền nhân, dân làng Trạch Xá đã lập đền thờ, suy tôn bà là “Đức Thánh tổ nghề may Nguyễn Thị Sen” và tổ chức lễ hội giỗ tổ vào 12 tháng Chạp “âm lịch” hàng năm.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề của Chính phủ và thành phố Hà Nội, mở rộng các làng nghề, cấy nghề, đặc biệt là khơi dậy và phát triển các làng nghề có giá trị về truyền thống, văn hóa, lịch sử; thu hút nguồn lao động dôi dư, tăng thu nhập cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Năm 2014, làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm) được công nhận “Làng nghề may áo dài truyền thống”.


Lễ đón nhận Nhãn hiệu tập thể áo dài Trạch Xá.


Trong làng có nhiều thợ giỏi, thợ lành nghề được công nhận là nghệ nhân. Sản phẩm của dân làng đã được tham dự tại nhiều hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm làng nghề do Sở Công thương thành phố Hà Nội tổ chức, được khách hàng yêu chuộng. Sản phẩm áo dài làng Trạch Xá được giới thiệu và trưng bày, lưu thông trên thị trường trong nước và ngoài nước, được người tiêu dùng ưa thích và trân trọng.

Ngày 12/4/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) ra Quyết định số 20047/QĐ-SHTT về việc “Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 260954” cho “Hợp tác xã làng nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá (VN)” xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Vinh dự và tự hào cho nhân dân và cán bộ làng Trạch Xá - xã Hòa Lâm, đã được đón nhận Giấy chứng nhận và chính thức được bảo hộ trí tuệ, được bảo vệ quyền lợi nghĩa vụ, trách nhiệm của người sản xuất và người tiêu dùng, được gắn logo nhãn nhiệu tập thể áo dài Trạch Xá, được mang thương hiệu giá trị sản phẩm, được quyền lưu thông trong và ngoài nước. Điều quan trọng hơn, đó là Logo, nhãn hiệu áo dài Trạch Xá được hội nhập trên thị trường Quốc tế.

Bài và ảnh Bình Văn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động