Gốm Phù Lãng, vẻ đẹp của hồn quê Kinh Bắc
Gốm Phù Lãng được tạo hình bằng phương pháp thủ công truyền thống. Ảnh: Mạnh Tiến
Xưa kia, làng Bồ Bát ở Ninh Bình vốn nổi tiếng với sản phẩm gốm từ chất liệu đất sét trắng, gốm Thổ Hà vùng Bắc Giang được lái buôn khắp nơi tìm đến với sản phẩm đất sét xanh, thì làng Phù Lãng lại thâm trầm, mộc mạc bởi các sản phẩm gốm từ đất sét đỏ. Phù Lãng mang vẻ thâm trầm của một làng nghề gốm cổ. Cái sắc vàng óng da lươn của gốm Phù Lãng hàng trăm năm vẫn phảng phất hồn quê mộc mạc, bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn.
Từ quy trình sản xuất truyền thống
Đặt chân đến Phù Lãng, dễ bắt gặp những hình ảnh mái ngói nâu đỏ thấp thoáng, những hàng chum vại dọc theo con đường làng, những tranh gốm, bình gốm xếp chồng cao ngất ở bên hiên, ở sân nhà. Đó cũng chính là hình ảnh của một Phù Lãng vẫn đang mỗi ngày đỏ lửa, cho ra lò những sản phẩm độc đáo, được nhiều người sử dụng.
Nguyên liệu đất để làm gốm ở đây không được lấy trực tiếp trong làng, mà được vận chuyển từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang) dọc theo con sông Cầu về Phù Lãng. Chất đất ở đây được sử dụng vì có độ dẻo cao, đất được phơi cho bạc màu, trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho vào nước, sau đó xéo tròn, nề đất, lọc sạn, phá cho tới khi đất phải nhuyễn mịn mới thôi. Một miếng đất trước khi chuốt phải được xéo hàng chục lần, sau đó làm thành thỏi dài và tạo thành những khoanh tròn rồi mới cho lên bàn xoay vuốt thành sản phẩm. Mỗi một sản phẩm tùy vào lớn hay nhỏ đều được làm từ một hoặc nhiều khoanh tròn như thế xếp chồng lên nhau và vuốt đến khi thành hình sản phẩm.
Các công đoạn sau đó chủ yếu làm cho sản phẩm nhẵn bề mặt, trám các vết xước, vết nứt và gọt phần thừa cho tròn trịa, sau đó được tráng một lớp men. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng, vôi sống, vôi ống nghiền nát, bùn phù sa trắng. Bốn nguyên liệu này, sau khi sơ chế sẽ trộn đều với nhau theo một tỉ lệ nhất định, rồi pha thành dạng chất lỏng sền sệt. Khi sản phẩm đã se mặt, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài một lớp mỏng hỗn hợp men ấy rồi đem phơi. Tất cả các sản phẩm đã được quét men và phơi khô đều có màu trắng đục, lúc này, gốm được xếp thành từng chồng để đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian của lòng lò, chúng có thể được xếp chồng vào nhau trong quá trình nung để tiết kiệm diện tích.
Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm là nung. Mặc dù công nghệ hiện đại cho phép người làm gốm tiết kiệm thời gian, công sức bằng các lò nung than hay nung ga hiện đại. Nhưng gốm Phù Lãng vẫn phải giữ cách làm truyền thống là nung bằng củi. Chính việc sử dụng củi làm chất đốt cho lò nung khiến bề mặt của gốm có những sắc độ khác nhau do lửa “táp”, tạo nên các sản phẩm có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau.
Nhiệt độ lò nung phải đạt đến 1 nghìn độ C, như vậy lớp da ngoài mới đanh mặt, nhẵn bóng và chắc. Sản phẩm gốm được đun liền 3 ngày 3 đêm, lượng nhiệt trong lò cũng phải được điều chỉnh tăng dần nhiệt độ đến ngày thứ hai khi chín gốm, rồi từ từ giảm nhiệt độ. Đến ngày cuối cùng, gốm được để nguội, lấy ra khỏi lò và phân loại. Gốm đạt tiêu chuẩn phải có màu da lươn óng hoặc màu cánh gián, gõ vào phải có tiếng vang. Nếu gốm Bát Tràng tập trung vào các đường nét tinh xảo trong họa tiết của men tráng, gốm Thổ Hà sử dụng “chất men” tự nhiên từ chính bề mặt của đất được vuốt nhẵn thì sắc nâu da lươn lại làm nên vẻ đặc biệt cho gốm Phù Lãng.
Mỗi công đoạn, từ chọn đất, tạo hình, tráng men đến nung gốm đều được các thợ gốm chăm chút cẩn thận cho đến khi sản phẩm gốm ra lò.
Thích ứng với thời đại mới
Hiện nay, gốm của làng Phù Lãng vẫn được tập trung phát triển vào ba dòng sản phẩm chính: Gốm dùng trong hoạt động tín ngưỡng như tượng Phật, lư hương và các đồ thờ cúng; Gốm gia dụng, một trong những sản phẩm đặc trưng của gốm Phù Lãng, vô cùng đa dạng và phong phú về chủng loại, kiểu dáng, từ lọ, bình, ang đến chum, vại; Gốm trang trí, gồm bình trang trí, lọ hoa, tranh gốm...
Một số sản phẩm được vẽ hoa văn cho sinh động, theo nhiều nhu cầu khác nhau của thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm gốm với nhiều xuất xứ ngày càng trở nên đa dạng, bắt mắt, có lúc, gốm Phù Lãng tưởng như đã mất đi vị thế của mình. Phần nữa, cũng vì công việc làm gốm khá vất vả, nhiều thế hệ trẻ của làng không muốn làm nghề của cha ông để lại, mà theo những ngành nghề khác nhau.
Dù vậy, chính cái mộc mạc, chân chất của gốm Phù Lãng đã khiến nhiều người tiêu dùng lựa chọn, nhờ đó mà làng gốm như được tiếp thêm sức mạnh để “hồi sinh”. Không chỉ là một làng nghề sản xuất truyền thống, thời gian gần đây, Phù Lãng còn là nơi thu hút nhiều khách du lịch từ khắp mọi miền đến tham quan, tìm hiểu về nghề gốm. Đôi khi, chỉ cần nhìn những đôi tay thoăn thoắt của người thợ gốm vuốt, nặn, cũng có thể cảm nhận được giá trị của mỗi sản phẩm thủ công mà hồn cốt của nó lại được chứa đựng trong chính cái thô ráp, mộc mạc ấy.
Có lẽ, đây chính là động lực để sản sinh ra một thế hệ nghệ nhân mới của làng nghề, họ được đào tạo bài bản về gốm, về tạo hình. Hơn hết, họ có lòng say nghề với dòng gốm cổ của cha ông để lại. Dù có thể áp dụng nhiều công nghệ khác nhau vào quá trình sản xuất, nhưng chắc chắn những nét đặc trưng của gốm Phù Lãng ẩn trong cái mộc mạc, chân chất, bình dị ấy sẽ làm cho sản phẩm của nơi đây có sức sống lâu bền với thời gian.
Theo LĐTĐ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức