Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Giai thoại về loài cá “hiệp nghĩa” ở Cảnh Dương

TBV - Tự bao đời nay, ngư dân làng Cảnh Dương huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), luôn tôn thờ loài cá voi như những vị thần hiệp nghĩa. Về với làng biển Cảnh Dương chúng ta sẽ được nghe những giai thoại ly kì hấp dẫn và huyền bí về loài cá linh thiêng này.
Những giai thoại cá voi cứu người

Về Cảnh Dương, chúng tôi ngỡ ngàng bởi ngôi làng sầm uất, cây cối tốt tươi, khí quang trong lành, khác hẳn những làng chài ở các địa phương khác. Tìm hiểu dư địa chí của xã thì đây là ngôi làng biển nổi tiếng, từng được xếp vào một trong “bát danh hương” của vùng đất Bố Chính xưa. Đến nay, Cảnh Dương đã có bề dày lịch sử hơn 370 năm. Làng biển này mang trong mình những giá trị văn hóa phong phú và độc đáo mà không phải làng biển nào cũng có được…Những giá trị văn hóa tinh thần của người Cảnh Dương được sản sinh từ thực tế lao động đánh bắt trên biển đầy hiểm nguy và gian khổ. Thế nên, trong đời sống văn hóa của người dân Cảnh Dương, cá voi, loài cá luôn cứu nạn ngư dân trên biển, được tôn là những vị “thần” và luôn hiện hữu trong đời sống tâm linh của người dân làng biển…

Bên quán nước bên đường, chúng tôi được ông Nguyễn Sơn, một ngư dân sống sót trong trận lốc kinh hoàng năm 1997 kể: Vào chiều cuối thu năm đó, tôi và các ngư phủ đang đánh cá ngoài khơi thì gặp lốc. Con thuyền bị bốc lên không trung, rồi ném xuống biển. Tôi bị sóng biển quăng quật một lúc rồi không biết gì nữa. Khi tỉnh lại tôi thấy mình và 3 người nữa như đang nằm trên một gò đá đen rộng lớn. Định thần lại tôi mới biết là 4 người trên thuyền chúng tôi được “ngài” cứu và cõng vào bờ. Chúng tôi nằm trên lưng “ngài” trôi dạt nhiều ngày liền, vớt rong biển, ăn cả quần áo cầm hơi mong sống sót qua ngày. Sau đó chúng tôi được tàu của Ông Hùng ở Lý Sơn Quảng Ngãi đến ứng cứu. Nếu không có “ngài” mấy anh em chúng tôi đã vĩnh vĩnh nằm dưới đáy đại dương làm mồi cho cá rồi. Thoát chết đận ấy ấy, anh em chúng tôi ở nhà ăn chay, nguyện không sát sinh cả tháng trởi để lễ tạ ơn ngài cứu mạng.”, ông Sơn xúc động kể.


Bờ biển Cảnh Dương đẹp yên bình, nơi 375 năm qua đã có 17 xác cá voi dạt vào


Ông Lê Bình, người được cá voi cứu cùng đợt đó khẳng định đó là chuyện có thật! Ông còn kể rằng khi mọi người sang thuyền an toàn, “ngài” phóng ra khơi và cứu thêm được một số người đưa vào hòn Nồm và đảo Yến.

Theo chỉ dẫn của ông Bình, chúng tôi tiếp tục đến nhà anh Nguyễn Tuấn Anh, ngư phủ nhiều lần được cá voi cứu mạng. Tuấn Anh da đen nhẻm đang ngồi bên đống lưới hút thuốc lào. Khi được hỏi về chuyện cá voi cứu người, anh hồ hởi kể: Ngài cứu anh nhiều bận. Nhưng nhớ nhất là chuyến đánh bắt cá ở vịnh Bắc Bộ đầu tháng10/ 1998. Khi các ngư phủ đang phấn khởi vì đánh bắt được nhiều cá thì nghe tin báo bão. Mọi người vội vã quay về thì tàu gặp sự cố bị hỏng máy. Các thành viên trên tàu ai cũng hoang mang lo lắng khi càng lúc gió càng giật mạnh. Sóng biển chồm lên từng đợt. Lúc đó nước tràn cả vào khoang, tàu chao đảo như chực chìm. Ai cũng nghĩ phen này chắc chết. Đúng lúc đó 2 “ngài” một ông, một bà bất ngờ xuất hiện, ghé lưng nâng đỡ cho con thuyền thăng bằng.

Rít điếu thuốc lào nhả khói sảng khoái anh Hữu kể tiếp: “ Thấy 2 “ngài” xuất hiện giúp đỡ làm chúng tôi phấn khởi hẳn lên. Tôi bình tĩnh lấy lại được tinh thần và nhanh chóng tập trung khắc phục được sự cố. Khi thuyền của chúng tôi nổ máy chạy về, vợ chồng ngài còn hộ tống hơn 2 hải lý rồi mới quay lại”.

Còn rất nhiều những câu chuyện cá voi cứu người rất li kì, hấp dẫn, huyền bí và linh thiêng được ngư dân kể lại. Đây không phải là truyền thuyết hay lời đồi thổi vô thực mà đó là những giai thoại đẹp về loài cá hiệp nghĩa đã đi vào tâm trí của mỗi con người vùng biển Cảnh Dương.

Tri ân loài cá linh thiêng

Trên bờ biển Cảnh Dương có một nghĩa trang rất đặc biệt, đó là nghĩa trang cá voi. Nghĩa trang này có 17 ngôi mộ cá voi được xây dựng kiên cố, có tường bao, bia mộ được làm bằng đá cẩm thạch rất hoành tráng và tôn nghiêm. Trên từng bia mộ chí, người làng khắc những cái tên rất tôn kính như: “Đức ông”, “Đức bà”, “Cậu út hiệp sỹ”, “Cô Tuyết nhi cơ”…cùng với ngày tạ thế là ngày mà cá voi dạt vào bờ biển của làng. Chính giữa nghĩa trang là một ngôi miếu thờ chung. Tất cả đều được chăm sóc sạch sẽ, hương khói quanh năm. Không ai biết ngôi mộ đầu tiên ở đây được chôn cất từ lúc nào. Nhưng tự bao đời nay, những câu chuyện về loài cá linh thiêng, hiệp nghĩa mang một sức mạnh huyền bí này được truyền từ đời này qua đời khác. Ngư dân miền duyên hải luôn mang ơn và tôn thờ ngài. Họ gọi cá voi đực là “đức ông”, còn cá voi cái là “đức bà” một cách đầy kính trọng. Khi cá voi chết, xác tấp vào bờ, họ xót thương gọi chuyện này là “ngài lụy”. Theo quan niệm và tập tục xưa nay khi “ngài” chọn vùng đất nào làm nơi an nghỉ cuối cùng thì việc lo hậu sự, an táng, thờ phụng “ngài” là tránh nhiệm và vinh dự của ngư dân vùng đó. Chính vì vậy mà mỗi khi ngài lụy, ngư dân từ già đến trẻ đều tỏ lòng tiếc thương vô hạn, cả làng long trọng tổ chức “đại tang” cho “ngài” và hàng năm làm giỗ chu đáo. Bởi theo dân làng, cá voi chính là vị thần cứu tinh trong hoạn nạn trên biển cũng như trong cuộc sống, là chỗ dựa tâm linh cho mỗi người mưu sinh bằng nghề đi biển.


Nghĩa trang cá voi, nơi có 17 ngôi mộ cá voi được người dân Cảnh Dương chôn cất và thờ phụng.


Lão ngư Trần Văn Hòa người có thâm niên 60 đi biển, dẫn chúng tôi đến thắp hương tại nghĩa trang cá voi cho biết: Cứ rằm, mồng một âm lịch ngư dân Cảnh Dương đều ra thắp hương ở nghĩa trang. Việc này vừa để tỏ lòng cung kính, biết ơn ngài và cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, tôm cá đầy khoang...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ những ngư dân mà nhiều người dân khác với các ngành nghề khác nhau cũng tìm đến nghĩa trang này để cầu yên. Anh Phan Thành, một doanh nhân tâm sự: “Khi đến nghĩa trang đặc biệt này, tôi có cảm giác bình an như được có ngài che chở. Vậy nên tôi thường đến đây thắp hương cầu mong cho gia đình và mọi người luôn được bình an, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống”.

Ngư dân Cảnh Dương luôn kính trọng và coi cá voi như những vị thần. Mỗi khi, cá voi vì một lý do nào đó dạt vào bờ mà còn sống, cả làng sẽ ra biển chăm sóc cho ngài. Mới đây, vào chiều 8/5/2014 một con cá voi nặng khoảng 1,5 tạ, dài 2m dạt vào cửa biển sông Ròon, trong thể trạng rất yếu, người dân Cảnh Dương đã phối hợp với trạm biên phòng có mặt kịp thời dùng mọi biện pháp để cứu chữa thành công và đưa ngài trở về ngôi nhà biển cả…

Cá voi không chỉ có mặt trong đời sống tâm linh mà tự bao đời nay còn hiện hữu rất rõ nét trong đời sống văn hóa của người dân làng biển. Cá voi đã đi vào ca dao, đi vào lời ru thấm đẫm trong tâm hồn mỗi con người Cảnh Dương.

Ông Phạm Đình Tiến, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương, cho biết: Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Cảnh Dương thường tổ chức lễ hội cầu ngư mà linh vật được tôn thờ nhất là cá voi. Lễ hội độc đáo này được tổ chức rất long trọng thu hút hàng vạn người trong và ngoài xã tham gia.Lễ hội không chỉ mong muốn “ngài” phù hộ ngư dân thuận buồm, xuôi gió, đánh bắt được tôm cá đầy khoang mà thông qua Lễ cầu ngư, người dân Cảnh Dương còn nêu cao tinh thần bám biển, phát triển nghề truyền thống cùng chung tay tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Rời nghĩa trang cá voi bên bờ biển Cảnh Dương trong buổi chiều đầu xuân tràn nắng, chúng tôi đang miên man suy nghĩ những điều huyền bí về loài cá linh thiêng này chợt nghe tiếng hát chèo đệm trên sóng biển rì rào:“Làng ta mở hội cầu ngư / Mừng ngày lễ hội đêm rằm tháng Giên g/ Khấn trời lạy đất bốn phương / Mưa hòa gió thuận cầu mong “đức bà” / “đức ông” trong cõi tâm linh / Thành tâm phụng sự cổ kim lưu truyền”...

Bài và ảnh Tiến Dũng

Tin mới hơn

Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Tin khác

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

LNV - Tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ” tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại nhất trong thời hiện đại, là người đã truyền cảm hứng và khích lệ chí hướng cho cả một dân tộc cũng như cho mỗi người. Tư tưởng giáo dục của Người luôn mang tính vượt thời gian và trường tồn, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc rèn luyện nhân cách, phát triển con người toàn diện.
Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

LNV - Việc bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống cũng hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.
Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Giao diện di động