Độc đáo nghề ‘ăn ong’ rừng U Minh Hạ
Khoảng cuối năm, vào tháng 11–12, khi hoa tràm rừng U Minh nở rộ, các loài ong theo hương thơm của hoa bay về đóng tổ ở những nhánh tràm nằm xiên trong rừng. Đây là thời điểm thích hợp để người thợ chuẩn bị vào mùa gác kèo ong. Lợi dụng tập tính làm tổ trên thân cây nghiêng của loài ong mật, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn đã nghiên cứu ra cách làm nhà cho
ong để lấy mật.
Thu hoạch ong tại rừng U Minh
Để thực hiện việc gác kèo ong, đầu tiên người thợ phải chuẩn bị bộ kèo, gồm thân kèo, trụ đỡ và cây nạng, thường được làm từ cây tràm và thoa một lớp sáp ong để mời gọi ong trinh sát. Kèo được gác theo hình mái nhà nên người gác kèo phải chọn nơi cây tràm thấp và trổ bông kéo dài đủ cho ong lấy mật. Kế đến chọn hướng gió, hướng ánh sáng rọi vào tổ và khoảng trống để ong bay lên đi lấy mật và đáp xuống dễ dàng. Việc này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm để chọn vị trí gác kèo sao cho có ánh mặt trời rọi vào hai cả hai bên của kèo, ở buổi nào ánh mặt trời chiếu vào. Sau khi chuẩn bị xong, người thợ phải xóa hết dấu vết, chờ ong đến “ốp” (làm tổ) và xác định thời gian quay lại để “ăn ong”. Gọi là “ăn ong” vì người thợ khi lấy mật ở tổ ong thường ăn ngay một phần mật và tàng ong non như tự thưởng cho mình, đồng thời đây cũng là cách để người thợ thẩm định chất lượng của mật.
Thời gian ong làm tổ từ khoảng 20-30 ngày, khi các tổ ong đã bít kín không còn lỗ nào là có thể thu hoạch mật. Với những kèo không có ong thì cần kiểm tra lại trảng, ánh sáng, hướng gió,… để điều chỉnh cho hợp lý. “Ăn ong” tốt nhất vào sáng sớm, từ 5-8 giờ, vì lúc này ít gió, còn sương đêm nên khó bắt lửa, ít rủi ro cháy rừng. Khi lấy mật, người thợ mang theo một chiếc gùi, cái hộp quẹt, nhúm bùi nhùi bằng xơ dừa, hay vỏ tràm khô, một con dao và chiếc mạng che mặt. Sau đó, chọn vị trí thuận tiện, phía đầu gió mà đốt đuốc. Gặp khói cay, ong bay đi, dùng dao cắt phần mật, tách phần mật ra khỏi phần tàng, rồi cắt bớt phần tàng có màu đen, chừa lại một phần tàng thường khoảng 1/3 tổ để ong làm tổ mới. Sau khi cắt lấy tàng ong ra khỏi tổ thì vắt hoặc ép lấy mật. Mật ong được trữ trong các bình bằng thủy tinh màu tối là tốt nhất, để nơi thoáng mát tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mỗi tổ ong trung bình cho khoảng 3-5 lít mật, có tổ cho đến 10 lít. Vào mùa khô, mật ong sẽ nhiều và chất lượng tốt hơn mùa mưa, vì mùa mưa ong sinh con, ít làm mật và lượng nước trong mật nhiều. Trong quá trình “ăn ong”, việc bị ong đốt là chuyện thường xảy ra, có lúc còn gặp rắn độc, heo rừng vì thế, mỗi nhóm “ăn ong” thường có từ 3 người trở lên để hỗ trợ nhau.
Mật ong rừng U Minh Hạ được xem là đặc sản riêng của xứ Cà Mau với chất lượng hảo hạng, màu vàng óng, vị ngọt tinh khiết, thơm mùi hoa tràm đặc trưng. Cuối năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã công nhận sản phẩm mật ong U Minh Hạ là nhãn hiệu tập thể. Giá trị mật ong cũng vì vậy mà ngày càng được nâng, giúp những hộ dân làm nghề gác kèo ong tiếp tục bán trụ với nghề. Đến ngày 18/06/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện UBND huyện U Minh và UBND huyện Trần Văn Thời (Cà Mau). Đây là động lực để những người gắn bó với nghề này có điều kiện phát triển kinh tế bền vững và góp phần bảo vệ rừng ngày một tốt hơn.
Hiện, nghề gác kèo ong được tỉnh tổ chức thành 2 hợp tác xã (HTX) nghề: HTX 19/5 và HTX Vồ Dơi. Tại thời điểm chính vụ gác kèo trong năm vào những tháng mùa khô, trung bình mỗi hộ dân hành nghề gác từ 300 - 500 kèo ong, thu về trung bình từ 600 - 1.000 lít mật. Tuy nhiên hiện nay, diện tích rừng U Minh Hạ ngày càng thu hẹp nên sản lượng mật ong cũng theo đó giảm xuống. Sản lượng của 2 HTX hiện nay đạt khoảng 4.500 lít/năm (tương đương 5,5 tấn/năm). Bên cạnh đó, nghề gác kèo ong giờ đây còn trở thành một sản phẩm du lịch được du khách lựa chọn tham quan.
Tiếp tục phát huy những thành quả trên, tỉnh Cà Mau định hướng nâng cao hơn nữa giá trị của nghề gác kèo ong theo hướng bảo đảm hiệu quả lâu dài bằng sự phát triển gia tăng về chất và lượng sản phẩm mật. Mục tiêu quan trọng lâu dài của tỉnh là bảo tồn nghề gác kèo ong truyền thống, bảo đảm vừa giữ được rừng, đồng thời tạo sinh kế, nâng cao thu nhập ổn định cho cư dân bao đời gắn bó với rừng tràm.
Gác kèo ong là nghề đặc trưng của rừng U Minh Hạ, với sức sống bền bỉ, tồn tại hàng trăm năm, nghề gác kèo ong không chỉ mang lại giá trị về kinh tế, là nguồn thu nhập nuôi sống bao thế hệ gia đình mà còn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Thứ mật vàng ươm có mùi hương hoa tràm dịu nhẹ, cái vị ngọt thanh khiết ấy sẽ làm dịu lòng người thưởng thức khi đến vùng đất rừng phương Nam này.
Bài, ảnh: Trà Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân