Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên
Xí nghiệp may Kon Tum (toạ lạc trên địa bàn tổ 04, phường Lê Lợi, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là một trong 04 nhà máy trực thuộc Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè tại khu vực Tây Nguyên. Thời kỳ mới thành lập (năm 1996), cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ công nhân chưa có tay nghề, thiếu kinh nghiệm về lĩnh vực may công nghiệp; dây chuyền công nghệ thô sơ, máy móc sản xuất hoạt động chủ yếu dựa vào sức người. Người lao động phải liên tục tăng ca, làm thêm giờ nhưng thu nhập chưa được cải thiện, cuộc sống còn nhiều bấp bênh.
![]() |
Công nhân Xí nghiệp may thi đua lao động sản xuất |
Sau khi gia nhập Tổng Công ty may Nhà Bè (năm 2002), xí nghiệp chủ động nắm bắt thị trường; tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý tại chỗ có trình độ năng lực, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết; công tác đào tạo học viên được quan tâm chú trọng do đó lao động có tay nghề luôn chiếm tỷ lệ cao. Với phương châm “Người lao động là hạt nhân trung tâm, là động lực để phát triển”, hằng năm xí nghiệp đề ra chính sách phù hợp để động viên khuyến khích những sáng kiến hay, cải tiến mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời mạnh dạn đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại.
Tinh thần Kỷ luật - Kỷ cương - Trách nhiệm cùng khẩu hiệu “Phải làm đúng ngay từ đầu” đã tạo ra sự đổi mới mang tính đột phá toàn diện trên, đến nay xí nghiệp may Kon Tum là đơn vị tiên phong trong ngành sản xuất may mặc tại Tây Nguyên, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Tạo việc làm ổn định, lâu dài và đảm bảo mức thu nhập tương xứng cho gần 1.000 lao động (trong đó 40% lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số) cùng với chế độ đãi ngộ, chính sách phúc lợi xã hội theo quy định của Nhà nước và của xí nghiệp.
Anh Nay Kéo (công nhân may, người dân tộc Gia Rai) chia sẻ: “Làng tôi nghèo lắm! Làm nông vất vả quanh năm nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Năm 2008, tôi quyết định rời làng tìm kiếm việc làm, sau đó tôi nộp hồ sơ và được nhận vào làm ở xí nghiệp may Kon Tum. Ban đầu, còn nhiều bỡ ngỡ nhưng tôi được xí nghiệp quan tâm đào tạo nghề; bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt miễn phí do đó tôi yên tâm làm việc, đến nay cũng được 16 năm. Tôi đã ổn định cuộc sống, mua được xe máy, và có tiền gửi về cho gia đình, nuôi các em ăn học”.
Chị Hoàng Thị Yến (công nhân bộ phận cắt) tâm sự: “Nhờ có xí nghiệp, vợ chồng tôi mới có công việc ổn định, phù hợp với sức lao động. Sau nhiều năm lao động tích góp, vợ chồng tôi cũng đã xây dựng cho mình được một căn nhà khang trang, ổn định cuộc sống, lo cho 02 đứa con ăn học. Tôi vui mừng lắm!”
Theo ông Huỳnh Xuân Lộc - Giám đốc xí nghiệp cho biết: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, mặc dù đơn hàng ít, nhưng xí nghiệp vẫn chủ động phương án sản xuất, linh hoạt chuyển đổi một phần sang may khẩu trang (giá trị không cao bằng các đơn hàng khác) để đảm bảo việc làm cho người lao động. Tuy doanh thu giảm nhưng người lao động vẫn nỗ lực, bám trụ đồng hành với xí nghiệp. Nhiều cán bộ công nhân lâu năm coi xí nghiệp như chính ngôi nhà thứ hai của mình vậy, có người chỉ mới 40 tuổi nhưng đã hơn 20 năm gắn bó.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong tình hình hiện nay cũng như đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, xí nghiệp đang đầu tư xây dựng mới nhà xưởng kiên cố, bếp ăn tập thể và hệ thống công trình phụ đảm bảo an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý I/2024, ông Lộc thông tin thêm.
Từ một nhà máy bộn bề những khó khăn trong ngày đầu thành lập, đến nay xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế trở thành doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh Kon Tum. Xí nghiệp còn giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động do chính quyền đoàn thể tổ chức, hoạt động từ thiện, nhân đạo, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Năm 2022, đơn vị vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Đức Hải – Uỷ viên BCHTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đến thăm và chúc Tết nhân dịp Xuân Nhâm Dần; năm 2023, đón đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và chia sẻ hợp tác trên lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc.
Trong những ngày cuối năm, không khí làm việc tại các chuyền may rất nhộn nhịp, khẩn trương và đầm ấm. Người lao động ngành may đang háo hức mong chờ một cái tết đủ đầy, sum vầy sau một năm vất vả.
Tin liên quan

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế
Tin khác

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 Du lịch làng nghề

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật
14:46 Tin tức