Đến làng nghề Sơn Đồng hàng trăm tuổi xem nghệ nhân làm tượng gỗ
Thời Pháp thuộc, nhiều người thợ ở Sơn Đồng đã được Nhà nước bảo hộ và phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Từ những gốc mít già xù xì, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, nhiều pho tượng lớn nhỏ đã hình thành, chứa đựng tâm tư, tình cảm, sự tôn kính của người dân, gửi gắm những mong cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tương truyền, làng nghề Sơn Đồng đã hình thành và phát triển được hàng ngàn năm, kể từ khi nền văn hoá Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, làng nghề có hàng trăm người thợ được phong Tước bá hộ kỹ nghệ (nay gọi là nghệ nhân). Các dấu ấn vật thể 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Sơn Đồng tham gia như Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột...
Đã gần 40 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Nguyễn Trí Dũng, 56 tuổi cho biết, làm tượng Phật khó nhất là việc người thợ phải thổi được hồn vào pho tượng, nhìn phải có thần, có dáng… Ngoài ra, phải hiểu cội nguồn sâu xa của từng sản phẩm, phẩm chất linh hồn của vị Phật, vị Thánh. Họ còn phải học hỏi tâm đức từ các vị để nâng cao tâm hồn, có ý thức tâm linh để nâng cao tay nghề, nâng cao giá trị sản phẩm.
Theo ông Dũng, để hoàn thiện một bức tượng mất khoảng 1 tháng. Cơ sở của ông chủ yếu nhận đặt hàng từ đền chùa khắp cả nước, sau đó mới sản xuất theo kích thước khách yêu cầu. Tùy kích cỡ, chất liệu, độ phức tạp mà giá các pho tượng đặt hàng sẽ khác nhau.
"Ngoài làm tượng, cơ sở ông Dũng còn làm bàn thờ, đồ trang trí bàn thờ, hoành vi, câu đối, cửa võng...", ông Dũng nói.
Về làng Sơn Đồng, ta nghe tiếng đục lách cách vui tai và mùi thơm của các loại gỗ quý. Ở bất cứ đâu cũng bắt gặp những bức tượng như: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Bà Quán Thế Âm, Đức Thánh Trần, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán... cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ khác. |
Nghệ nhân Nguyễn Trí Dũng đang tỉ mỉ tạo hình hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của một pho tượng |
Mới 29 tuổi nhưng anh Nguyễn Trung Phong, quê ở Hà Nam đã có thâm niên chế tác tượng gỗ chục năm nay. Đã mở xưởng riêng tại quê nhà, vào thời điểm nhiều việc, những chủ cơ sở tại làng Sơn Đồng lại gọi anh đến làm khoán. |
Bộ đồ nghề của các nghệ nhân. |
Em Sáng 23 tuổi, người làng bên sang Sơn Đồng học và làm nghề được 4 năm nay. |
Về làng Sơn Đồng, không khó bắt gặp những cây gỗ kích thước lớn dùng để chế tác tượng và đồ thờ tâm linh. Được biết, loại gỗ được sử dụng để làm tượng chủ yếu là gỗ mít, theo quan niệm trong dân gian đây là loại gỗ thiêng, rất thích hợp cho việc làm các loại đồ thờ cúng. Ngoài ra loại gỗ này có đặc điểm màu vàng tươi, độ bền rất cao, dẻo, mềm, thớ dặm, ít bị nứt, dễ gọt. |
Những pho tượng được tạo hình xong, chờ gỗ khô để mang đi sơn hoàn thiện. |
Đến với Sơn Đồng, khách hàng cần đặt làm bất cứ pho tượng thờ nào thì người thợ nơi đây đều làm được ngay mà không cần mẫu sinh kề (mẫu có sẵn). |
Làng nghề Sơn Đồng giờ đây không chỉ là một làng nghề đơn thuần mà đã trở thành một điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, làng nghề trở thành nét đẹp về văn hóa của Thủ đô. Năm 2007, sách Kỷ lục Việt Nam đã ghi danh Sơn Đồng là “Làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam”. Hiện nay, sản phẩm của làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng không chỉ phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. |
Tin liên quan
Phát triển làng nghề Sơn Đồng gắn với du lịch …nhưng nguy cơ bị mai một?
11:53 | 28/07/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 Nông thôn mới
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 OCOP
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 Tin tức