Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp
Được biết, Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; UBND cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP 4 sao; Trung ương đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP 5 sao (OCOP cấp quốc gia). Tuy nhiên, trong bối cảnh mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay gồm 2 cấp (tỉnh và xã), một số quy định trong Bộ tiêu chí OCOP theo Quyết định 148/QĐ-TTg đã không còn phù hợp.
![]() |
Sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. |
Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg để phù hợp mục tiêu phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các địa phương.
Trong đó, Quyết định số 1489/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; chuyển nhiệm vụ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao từ cấp huyện lên cấp tỉnh để tạo sự ổn định và tránh xáo trộn trong quá trình thực hiện.
Theo quy định mới, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp trung ương. Trình tự đánh giá, phân phân hạng sản phẩm OCOP như sau:
Ủy ban nhân dân xã, phường (UBND cấp xã)
Tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí sau: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương; căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó ban hành Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên; Tiếp nhận, kiểm tra thể thức hồ sơ do các chủ thể đăng ký và có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh đánh giá, phân hạng các sản phẩm trên địa bàn xã”.
Công tác đánh giá tại cấp tỉnh
Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng (trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh làm chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP).
Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do UBND cấp xã đề xuất
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao và công bố kết quả.
![]() |
Trường hợp kết quả đánh giá là hồ sơ không hợp lệ theo quy định, hoặc không đạt 3 sao trở lên, UBND cấp tỉnh gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp xã để hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm.
UBND cấp tỉnh chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Công tác đánh giá ở cấp trung ương
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thành lập Hội đồng, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương (Hội đồng cấp trung ương) và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Hội đồng cấp trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm do UBND cấp tỉnh đề xuất.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 5 sao (là sản phẩm OCOP cấp quốc gia), tổ chức công bố kết quả.
Trường hợp kết quả đánh giá không đạt 5 sao, Hội đồng cấp trung ương gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp tỉnh:
Đối với sản phẩm đánh giá không đạt 90 điểm, nhưng trên 70 điểm, UBND cấp tỉnh có thể căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung ương để ban hành quyết định công nhận đạt 4 sao, cấp Giấy chứng nhận đạt 4 sao hoặc tổ chức đánh giá và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp.
Đối với sản phẩm được Hội đồng Trung ương đánh giá hồ sơ không hợp lệ theo quy định, UBND cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ, đánh giá và phân hạng sản phẩm theo thẩm quyền được phân cấp.
Tin liên quan

Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc đặc sản địa phương - cơ hội xuất khẩu
15:00 | 25/07/2025 OCOP

Lào Cai: Thêm 62 sản phẩm mới được công nhận đạt OCOP năm 2025
14:41 | 23/07/2025 OCOP
Tin mới hơn

Chủ thể OCOP 5 sao chia sẻ chuyện đưa sầu riêng Việt ra thế giới
09:38 | 25/07/2025 OCOP

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp
09:37 | 25/07/2025 OCOP
Tin khác

Lào Cai: Thêm 62 sản phẩm mới được công nhận đạt OCOP năm 2025
14:41 | 23/07/2025 OCOP

Hội nghị thường vụ Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và PTNT: Tổng kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ cuối năm 2025
14:13 | 18/07/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ nâng tầm thủy sản Việt
08:47 | 18/07/2025 OCOP

OCOP Ninh Bình: Chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa tinh hoa Việt ra thế giới
20:00 | 17/07/2025 OCOP

TP. Hồ Chí Minh công bố 28 sản phẩm OCOP 4 sao
13:47 | 17/07/2025 OCOP

Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê Thuần Trịnh hướng đi bền vững
13:45 | 17/07/2025 OCOP

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu
10:25 | 16/07/2025 OCOP

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 | 15/07/2025 OCOP

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
14:46 | 15/07/2025 Tin tức

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc”
15:09 Tin tức

Chiếu cói làng Vũ Hạ và khát vọng nghĩa tình
15:03 Làng nghề, nghệ nhân

Nghiệm thu đề án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu sâm nam núi Dành”
15:03 Khuyến công

Phú Xuyên - Đất làng nghề, tri ân đáp nghĩa
15:00 Làng nghề, nghệ nhân

Phường Phú Thượng (Hà Nội): Phát triển kinh tế tư nhân từ các làng nghề
15:00 Tin tức