Chuyện về cây thoát nghèo ở Cam Lộ
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, từ lâu cây lạc đã trở thành cây trồng truyền thống lâu đời ở Cam Lộ. Trong một thời gian dài, cây lạc đã góp phần không nhỏ giúp người dân ở một miền quê thuần nông, ruộng ít người đông thực hiện xóa đói giảm nghèo. Cho đến bây giờ, cây lạc nên được chính quyền và bà con nông dân xem là một trong những cây cây chủ lực trong phát phát triển kinh tế của địa phương. Toàn huyện lúc đó trồng được 500ha, mỗi ha cho thu nhập bình quân từ 15 - 20 triệu đồng. Tuy nhiên, mỗi khi thu hoạch xong vụ lạc, người dân lại phấp phỏng lo âu vì không có người thu mua, giá cả lại bấp bênh, không có kỹ thuật bảo quản, bà con nông dân gặp nhiều khó khăn.
Ông Trần Văn Lương – Bí thư chi bộ thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ: “Vụ vừa rồi công ty có đầu tư kỹ thuật phủ bạt và mô hình bón phân hữu cơ để hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ. Công ty Từ Phong đã tạo điều kiện cho hợp tác xã tiêu thụ được sản phẩm trong lúc giá cả thấp để giải quyết khó khăn cho bà con.”
Cây lạc trên miền quê Cam Lộ (Quảng Trị)
Người tìm lối ra cho cây lạc
Đồng cảm cùng nỗi lo của bà con nông dân anh Từ Linh Nhân đã quyết tâm đầu tư máy móc, công nghệ để thu mua và chế biến tại chổ các loại nông sản nơi đây. Công ty đã tiên phong xây dựng chuỗi giá trị với quy trình khép kín từ khâu lên men, ủ phân bón hữu cơ vi sinh từ các chế phẩm trong quá trình sản xuất như vỏ lạc, bã dầu lạc, kết hợp với mật mía, cám gạo và chế phẩm sinh học để đem vào trồng trọt với quy mô 10ha tại Cam Lộ. Công ty Từ Phong cũng đã liên kết với bà con nông dân canh tác trên 22ha diện tích theo hướng hữu cơ. Trong quá trình canh tác, sản xuất, công ty không sử dụng hóa chất nên sản phẩm được đánh giá chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
Anh Từ Linh Nhân (bên phải) Giám đốc Công ty Từ Phong và ông Trần Văn Lương Bí thư chi bộ thôn Quật Xá đi thăm cánh đồng lạc.
Vụ mùa vừa qua công ty đã thu mua 150 tấn lạc trên địa bàn tỉnh, trong số đó có 30 hộ dân được công ty hỗ trợ về kỹ thuật trồng trọt, chăm bón và cam kết thu mua lạc với giá cao hơn thị trường. Sản lượng bình quân của các hộ được công ty hỗ trợ đạt 7 - 8 tạ/hộ trong vụ này.
Năm 2022 số lượng hàng bán ra đã tăng hơn 40% so với năm 2021 và được bày bán ở các siêu thị và cửa hàng lớn như: Co-opmart, Aeon ... Đây là thành quả chung của Công ty Từ Phong và bà con nông dân Cam Lộ gặt hái được từ nghị lực lao động, tinh thần vượt khó và dám nghĩ, dám làm.
Anh Từ Linh Nhân – Giám đốc Công ty TNHH MTV Từ Phong chia sẻ: “Mong muốn của công ty Từ Phong trong thời gian tới được đóng góp nhiều hơn nữa vào chuỗi giá trị từ sản phẩm, nghĩa là tham gia sâu từ khâu xử lý nguyên liệu cho tới bàn ăn cho người nông dân, giúp người dân xây dựng thương hiệu đặc sản từ miền đất miền nắng gió ngày càng phát triển lớn mạnh.”
Liên kết đẩy mạnh sản lượng và chất lượng
Cam Lộ đang triển khai mô hình liên kết thâm canh lạc hữu cơ cũng như chuyên canh cây lạc trên diện rộng để mở ra hướng đi phù hợp giúp doanh nghiệp và người nông dân liên kết, tăng cường hơn nữa trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất lạc để nâng cao, năng suất, chất lượng thương hiệu lạc Cam Lộ. Đến nay huyện đã mở rộng thêm nhiều vùng sản xuất lạc để qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong thời gian qua những sản phẩm như dầu lạc nguyên chất và dầu mè đen nguyên chất của công ty Từ Phong đã được thị trường đón nhận và được tỉnh Quảng Trị chứng nhận sản phẩm 4 sao OCOP và nhiều giải thưởng quan trọng khác.
Các sản phẩm của công ty Từ Phong được bày bán trong nhiều siêu thị lớn.
Ông Lê Quang Vinh – Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cam Lộ cho biết: “Trên cơ sở là phòng ban tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ cho công ty Từ Phong thủ tục cho thuê đất để xây dựng vùng nguyên liệu của công ty cũng như là xây dựng mô hình trồng lạc theo hướng hữu cơ để từ đó nhân rộng trên địa bàn toàn huyện, thông qua việc nhân rộng mô hình đó công ty Từ Phong cũng đã liên kết các hộ nông dân trên địa bàn huyện để thu mua nguyên liệu.”
Với phương thức canh tác hiện đại, có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật trong canh tác và tưới tiêu, hơn 30 ha lạc của công ty và hộ nông dân liên kết đến nay đạt năng suất gần 4 tấn lạc/ha, thu được từ 45- 50 triệu đồng/ha. Công ty Từ Phong đã tạo việc làm cho 18 lao động trực tiếp với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, thu nhập của người nông dân cũng như công nhân lao động đã được cải thiện không ngừng .
Huyện Cam Lộ phấn đấu hoàn chỉnh quy hoạch vùng trồng lạc, tổ chức đánh giá các mô hình thâm canh, thực hiện nhân rộng các mô hình trồng lạc hiệu quả, tăng cường liên kết sản xuất với nhiều doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.
Công nhân đang sản xuất và đóng gói lượng hàng lớn để kịp thời chuyển vào các siêu thị ở miền nam.
Hai sản phẩm của công ty Từ Phong đạt chất lượng OCOP 4 sao: dầu mè đen nguyên chất và dầu lạc nguyên chất.
Từ năm 2017 sản phẩm dầu lạc của công ty Từ Phong đã được cấp chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia.
Tin tưởng rằng với sự đồng hành của nhà nước, sự sáng tạo đột phá trong chế biến sản xuất của Công ty Từ Phong cây lạc Cam Lộ nói chung và toàn tỉnh nói riêng sẽ có hướng phát triển mạnh mẽ, là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo góp phần xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
Bài, ảnh: Trường Nhật
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
09:37 | 09/05/2025 OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
09:35 | 09/05/2025 OCOP

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 | 05/05/2025 OCOP

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 | 30/04/2025 OCOP

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
14:33 | 24/04/2025 OCOP

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"
13:36 | 16/04/2025 OCOP

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập
14:49 | 09/04/2025 OCOP

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
11:38 | 09/04/2025 OCOP

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
11:33 | 09/04/2025 OCOP

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 | 24/03/2025 OCOP

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước
00:00 | 24/03/2025 Tin tức

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao
11:33 | 01/03/2025 OCOP

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân