Chanh không hạt trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu
Xứ Lường (Đô Lương) là vùng đất bán sơn địa, cây lúa quanh năm hạn hán cho thu nhập chẳng đáng là bao. Các loại cây ăn quả cũng chỉ là manh mún nhỏ lẻ, không đáng kể. Trước cuộc sống khó khăn của người nông dân, chính quyền huyện nhiều lần họp bàn tìm giải pháp, nhưng đến năm 2017, trong một đợt tham quan mô hình chanh không hạt ở các tỉnh phía Nam về, chính quyền huyện đã xây dựng mô hình trồng chanh không hạt tại một số xã trên địa bàn và cho kết quả rất khả quan.
Vườn chanh không hạt của ông Đặng Ngọc Phúc xóm 4 ở xã Xuân Sơn
Theo các hộ tham gia dự án, với cây chanh không hạt, mỗi hộ có thu nhập 5-7 triệu đồng/người/tháng, nhiều hộ từ diện nghèo đã vươn lên khá giả. Chanh không hạt là một trong những cây trồng xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất từ trước đến nay. Ông Nguyễn Gia Đăng,hộ thoát nghèo nhờ chanh không hạt chia sẻ: “Gia đìnhTôi cũng nhờ chanh không hạt, mà thoát nghèo . Năm nay gia đình tôi cũng thu nhập trên 300 triệu đồng. Thuận lợi là chanh có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Thương lái còn đến tận vườn để thu mua. Nhờ cây chanh không hạt mà việc học hành của các con được thuận lợi, nếu không có cây chanh chắc chúng ở nhà làm ruộng rồi.
Anh Nguyễn Trọng Bính ở xóm 7 xã Thuận Sơn - một nông dân rất thành công với mô hình trồng chanh không hạt cho biết, trước đây vùng đất đồi 1,5 ha của anh chủ yếu trồng ngô và cây nguyên liệu như keo, tràm cho thu nhập chẳng đáng là bao, nhưng liên vụ chanh năm nay gia đình anh thu nhập hơn 400 triệu đồng.
Anh Nguyễn Trọng Bính ở xóm 7 xã Thuận Sơn đang chăm sóc vườn chanh không hạt.
Theo anh Bính, giống chanh này cho trái quanh năm; từ năm thứ ba cây bắt đầu sai quả, trung bình mỗi cây có hơn 1.000 quả, khoảng 70 đến 100 kg/cây/năm. Chanh không hạt quả to, 6 đến 7 quả/kg, vỏ mỏng mầu xanh sáng, nhiều nước và vị chua có mùi thơm. Trồng chanh không hạt không phải đầu tư chi phí quá cao, quá trình chăm sóc cũng không khó, khoảng cách trồng cây tốt nhất từ 3,5 đến 4m/cây. Về thổ nhưỡng và khí hậu Đô Lương rất hợp với cây chanh nên đỡ bón phân và không dùng thuốc BVTV nên đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.
Gia đình ông Đặng Ngọc Phúc xóm 4 ở xã Xuân Sơn, cũng rất thành công từ mô hình chanh không hạt này. Ông Phúc cho biết: Trong những năm tiếp theo, vườn chanh của ông sẽ thu được hơn 30 tấn quả/ha/năm. Hiện nay chanh trái vụ có giá từ 20 đến 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng hơn 50.000.000 đồng/ha. Ông phấn khởi nói: Tôi thấy, mô hình này rất hay, kỹ sư và cán bộ khuyến nông huyện hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất, từ cây giống, phân bón đều do nhà nước đầu tư, thậm chí hướng dẫn tận tình về kỹ thuật. Tôi chỉ cất công chăm sóc nên phải cố gắng thực hiện để không phụ sự giúp đỡ của địa phương. Nếu không có mô hình này thì chắc gia đình tôi cũng để mấy ha đất đồi hoang chứ chẳng trồng được cây gì cho thu nhập!
Ông Nguyễn Trung Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương, Chủ nhiệm dự án trồng chanh không hạt thăm vườn chanh của dân.
Hiện nay có 6 hộ gia đình tại các xã Bồi Sơn, Đại Sơn, Thuận Sơn và Xuân Sơn đều đã thành những triệu phú sau 3 năm thu hoạch..
Trở thành thương hiệu
Đây cũng là kết quả nghiên cứu thành công của dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng chanh không hạt tại huyện Đô Lương” do ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch huyện Đô Lương làm chủ nhiệm đã để lại hiệu quả tích cực là giúp cho nhiều nông dân giàu lên với cây chanh không hạt.
Ông Nguyễn Trung Thành cho biết: Dự án đã cho kết quả bước đầu thành công về nhiều mặt, chúng tôi ghi nhận sự nỗ lực của ban quản lý dự án, các cán bộ kỹ thuật của Trạm khuyến nông và các hộ dân. Đưa được giống cây mới, phù hợp, hiệu quả về cho huyện, chúng tôi rất phấn khởi. Qua quá trình triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và tại các hội nghị, người dân Đô Lương rất mong muốn nhân rộng, phát triển mô hình trồng chanh không hạt trên địa bàn huyện. Từ kết quả của mô hình này, huyện đã từng bước triển khai dự án trồng chanh đạt chuẩn VietGAP.
Dự án này không chỉ giúp người trồng thay đổi tập quán chăm sóc theo hướng khoa học, ổn định đầu ra mà còn giúp nông dân từng bước khấm khá. Sắp tới, về góc độ ngành nông nghiệp, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân trồng chanh không hạt về kỹ thuật chăm sóc, cách chọn cây giống, bón phân hữu cơ, dùng thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập người dân và tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Song song với việc thực hiện dự án, huyện Đô Lương đã tìm đến một số nhà máy chế biến nước hoa quả như Tập đoàn TH để xúc tiến việc thu mua sản phẩm. Đồng thời Trạm Khuyến nông huyện cũng tích cực trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua việc giới thiệu sản phẩm ở một số hội nghị, hội chợ và siêu thị….
Hiện nay chanh không hạt Đô Lương đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap và trở thành thương hiệu chanh không hạt xứ Lường.
Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh, kết quả của dự án rất thiết thực, ứng dụng ngay trong thực tế là giúp cho người trồng chanh, người dân tham gia dự án hưởng lợi lớn từ sản phẩm chanh VietGAP. Hơn nữa, thành công lớn nhất là đã tạo được mối liên kết 4 nhà thông qua mô hình trồng chanh không hạt, đáp ứng đúng theo mong đợi của người dân và chủ trương của tỉnh đề ra. Sức mạnh từ mối liên kết 4 nhà đã giúp cho Đô Lương có thêm thương hiệu “Chanh không hạt xứ Lường” với chất lượng, sản lượng cung cấp ổn định; doanh nghiệp có nơi thu mua đủ đáp ứng nhu cầu; người dân cũng giàu có và gắn bó với nông nghiệp. Với hướng đi này chắc chắn nền nông nghiệp Đô Lương trong tương lai sẽ ngày càng phát triển bền vững.
Kỹ sư nông học Lê Văn Chiến -Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Đô Lương cho biết :Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Các hộ tham gia dự án được khuyến cáo và tập huấn thực hiện 5K tại gia đình, trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm; Việc tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện dịch Covid-19, bà con đóng gói theo quy trình rồi gửi cho khách hàng chứ không giao hàng trực tiếp. Nói chung sản phẩm chanh không hạt của chúng tôi sạch và an toàn.
Bài, ảnh: Tiến Dũng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP
Tin khác

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
10:27 | 06/06/2025 Tin tức

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
15:12 | 31/05/2025 OCOP

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân
09:52 | 30/05/2025 OCOP

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách
09:45 | 23/05/2025 OCOP

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP