Chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học - Tăng năng xuất không ô nhiễm môi trường
Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp chuồng trại luôn khô thoáng, sạch sẽ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Lượng
Những năm gần đây, sản xuất chăn nuôi của tỉnh có bước phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, tạo sinh kế và nâng cao đời sống cho nhiều bà con nông dân. Giai đoạn 2011-2020, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 3,72 %/năm. Riêng năm 2021, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng trưởng 7,24% so với năm 2020, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 56,9% trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành chăn nuôi cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi đã và đang trở thành vấn đề bức xúc tại nhiều địa phương, nhất là khu vực nông thôn.
Với tổng đàn vật nuôi lên tới 114 nghìn con trâu, bò; 490 nghìn con lợn và 12 triệu con gia cầm, ước tính, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu tấn chất thải (chất thải rắn) từ sản xuất chăn nuôi. Trong đó, nước thải, chất thải nhiều nơi không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm và là nguồn làm phát sinh dịch bệnh.
Nhằm khuyến khích, giúp các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững và thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tháng 9/2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023.
Đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với các Trạm Khuyến nông huyện, phòng Kinh tế thành phố, UBND các xã tổ chức hàng chục hội nghị triển khai chương trình và tiến hành hỗ trợ hàng trăm tấn chế phẩm sinh học, nguyên liệu làm đệm lót để xử lý môi trường chăn nuôi cho khoảng 15 triệu con gia cầm, 230 nghìn con lợn và 4.800 con bò sữa, bò thịt.
Qua theo dõi, đánh giá kết quả chương trình cho thấy, việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi đã làm giảm được mùi hôi chuồng trại, tiết kiệm nước và công lao động, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Chất thải đã được xử lý có thể dùng để tái sản xuất thành phân vi sinh có giá trị dinh dưỡng cao và dễ hấp thu đối với cây trồng, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
So với không sử dụng chế phẩm sinh học, hiệu quả kinh tế tăng từ 9% đến 13% trong chăn nuôi gà, lợn và tăng 14,26% đối với chăn nuôi bò. Ngoài ra, chương trình hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học còn góp phần nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, từ đó, đáp ứng các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu.
Đến thăm mô hình chăn nuôi gà đẻ lấy trứng của anh Nguyễn Văn Nghĩa, xã Hoàng Hoa (Tam Dương), chúng tôi khá bất ngờ và ngạc nhiên khi vào tận chuồng nhưng tuyệt nhiên không thấy mùi hôi thối.
Anh Nghĩa chia sẻ: “Từ khi sử dụng chế phẩm sinh học do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ, chuồng trại luôn khô thoáng, không còn mùi hôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khách vào nhà nếu không để ý còn không biết nhà nuôi hơn 1 vạn con gà đẻ”.
Nhờ chuồng trại sạch sẽ, đàn gà của gia đình anh Nghĩa sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Ngoài ra, toàn bộ chế phẩm thải ra được anh tận dụng để bán cho các đơn vị sản xuất phân vi sinh, mang lại lợi nhuận gần hơn 50 triệu/năm. Mỗi tháng, anh còn tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng chi phí điện, nước và công sức dọn chuồng.
Từ những công dụng và lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ chế phẩm sinh học và nguyên liệu làm đệm lót cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến chế phẩm nuôi trồng thủy sản, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, thân thiện với môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
Đồng thời, phát triển công nghệ chuồng trại hiện đại phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển vật nuôi và bảo vệ môi trường.
Bài, ảnh: Phùng Hải
Tin liên quan
Tin mới hơn

Mô hình chăn nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao ở HTX Liên Hà
09:58 | 30/05/2023 Khuyến nông

Nông dân Thạch Thất thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
10:46 | 26/05/2023 Khuyến nông

Phú Thọ: Nhân rộng mô hình ươm cây trồng Trạm Thản
08:55 | 23/05/2023 Khuyến nông

Đưa khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực ngành nông nghiệp ở cơ sở
15:38 | 15/05/2023 Khuyến nông

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan: Xây dựng hệ sinh thái ngành lúa gạo cho tương lai
10:26 | 15/05/2023 Khuyến nông

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa): Các mô hình sản xuất cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao
07:26 | 10/05/2023 Kinh tế
Tin khác

Nghệ An: Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt siêu trứng
15:01 | 05/05/2023 Khuyến nông

Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp & PTNT Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp & PTNT): Phát triển hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp
16:39 | 26/04/2023 Khuyến nông

Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ các loại cây lâm sản phụ
10:49 | 26/04/2023 Khuyến nông

Thái Nguyên: Triển khai sản xuất 40ha chè hữu cơ tiêu chuẩn Việt Nam
14:52 | 20/04/2023 Khuyến nông

Tân Phú Đông - Phát triển cây trồng bền vững
07:01 | 20/04/2023 Khuyến nông

Tập trung củng cố và phát triển các mô hình khuyến nông cộng đồng
13:17 | 17/04/2023 Khuyến nông

Giảm nghèo bền vững với mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học
09:50 | 10/04/2023 Khuyến nông

Rà soát, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp
19:31 | 22/03/2023 Khuyến nông
Quy định mới của EU về dư lượng hóa chất trong nông sản, thực phẩm
08:55 | 20/03/2023 Khuyến nông

Xây dựng các vùng trồng bưởi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở Hà Nội
10:23 | 10/03/2023 Khuyến nông

Nông dân hối hả xuống đồng
09:57 | 09/03/2023 Khuyến nông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tái canh cà phê để phát triển nông nghiệp
14:44 | 02/03/2023 Khuyến nông

An Giang: Tăng thêm giá trị trái sầu riêng
15:11 | 01/03/2023 Khuyến nông

Lâm Đồng: Hiệu quả những mô hình khuyến nông
10:49 | 28/02/2023 Khuyến nông



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










