Chạm khắc gỗ mỹ nghệ Vân Hà cần hướng bảo tồn, tránh bị mai một
Người dân lao động của Vân Hà vốn gốc là thuần nông, song phần lớn thời gian hiện nay ngoài hai mùa vụ sản xuất nông nghiệp là hộ tập trung vào tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các lao động được bố trí phân công lao động theo tự nhiên và theo khả năng trình độ từ lao động có tay nghề kỹ thuật cao như nghệ nhân, thợ điêu khắc, thợ đục, trạm, thợ ngang đến các lao động phổ thông như trà, đánh giấy giáp...
Trên địa bàn xã hiện có 14 nghệ nhân được UBND TP Hà Nội công nhận, 1 chi hội nông dân nghề chạm khắc gỗ gồm 5 tổ/ 5 thôn với 48 thành viên là đại diện các hộ sản xuất và doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên địa bàn, số hộ gia đình trạm khắc gỗ chiếm trên 60%.
Nhờ làng nghề phát triển nên đã giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, đồng thời gữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống. Đặc biệt là tạo ra bộ mặt đô thị hóa nông thôn mới và làm giàu trên quê hương Vân Hà. Thu nhập của người lao động từ nghề sản xuất đồ gỗ và sản phẩm gỗ mỹ nghệ hiện phổ biến từ 5 triệu đến 30 triệu/người/tháng, cao hơn nhiều so với thu được nhập sản nông nghiệp từ trồng lúa.
Sản phẩm gỗ mỹ nghệ Vân Hà thu hút nhiều khách đến tham quan, chiễm ngưỡng
Theo lãnh đạo xã Vân Hà cho biết: Ngành tiểu thủ công nghiệp của xã Vân Hà phát triển góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ xấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được phân bổ tại 5 thôn trong xã. Năm 2020, thu nhập ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 256 tỷ đồng; 2021 là 255 tỷ; 6 tháng đầu năm 2022 tổng thu nhập các ngành kinh tế ước đạt 402 tỷ đồng, trong đó tiểu thủ công nghiệp ước đạt 203 tỷ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Song song với việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế của UBND huyện Đông Anh, UBND xã Vân Hà đã hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh đồ gỗ làm thương mại dịch vụ, được vay vốn để phát triển kinh rế, phối hợp đào tạo nghề truyền thống, thu hút lao động và giải quyết việc làm, phấn đấu tốc độ tăng trường kinh tế năm 2022 đạt 8 – 10%, thu nhập bình quân từ 69 – 70 triệu/người/năm.
Hiện xã Vân Hà đang tập trung quyết liệt và quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và hoàn thành các tiêu chí chưa đạt để hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận xã Vân Hà thành phường vào cuối năm 2022.
Cần hướng bảo tồn bền vững
Theo Chủ tịch Hội làng nghề Thiết Úng, xã Vân Hà ông Đỗ Văn Cường cho biết: Do dịch bệnh covid 19 kéo dài và diễn biến khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Hiện rất khó xuất khẩu qua Trung Quốc và các nước lân cận trong khu vực. Khó khăn về nguồn vốn ưu đãi, mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường không khí làng nghề vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Nên người dân xã Vân Hà mong muốn các cấp quan tâm đến cụm công nghiệp Thiết Bình, dự án chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà sớm được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Quan tâm xây dựng bãi đỗ xe, điện nước, và hệ thống thoát nước.
Nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh tham gia chấm điểm đánh giá phân hạng OCOP
Theo ông Nguyễn Văn Long chủ cơ sở sản sản xuất thủ công mỹ nghệ tại thôn Thiết Úng xã Vân Hà: Là xã có đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống, chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng tuy nhiên cần có những lớp đào tạo nghề, cận nghề, để chuyển nghề và nhân cấy nghề, các lớp tập huấn sẽ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời các hộ sản xuất cần phải hiểu và nâng cao giá trị nhãn hiệu tập thể gỗ mỹ nghệ Vân Hà, áp dụng nhãn hiệu vào mỗi gia đình. Tổ chức các hoạt động định hướng, truyền dạy nghề tại chỗ cho thế hệ trẻ song song với việc học tập văn hóa tại các trường trên địa bàn.
Cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại chỗ thu hút khách tham quan, du lịch thông qua việc duy trì các hoạt động lễ hội truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương như: trình diễn trải nghiệm nghề, trưng bày sản phẩm tiêu biểu làng nghề… Cần tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, tham gia các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thi thiết kế mẫu sản phẩm du lịch Thành phố Hà Nội và quốc gia; thi sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp hàng năm. Đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thiết kế sản phẩm cho thợ giỏi tham gia các cuộc thi bàn tay vàng các cấp do các đơn vị nhà nước tổ chức. Chủ tịch Hội làng nghề Thiết Úng, xã Vân Hà chia sẻ thêm.
Ông Nguyễn Văn Chí- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội cho hay hiện nay thành phố muốn khôi phục và phát triển làng nghề để nghề truyền thống của cha tông không bị thất truyền một cách đáng tiếc. Đây cũng là cơ hội để tạo sức bật trong sản xuất, thương mại, mà đặc biệt là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và phát triển du lịch làng nghề với những tua, tuyến độc lập hay liên kết nhiều điểm với nhau.
Để bảo tồn và phát triển làng nghề, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống Hà Nội; đồng thời, xét đề nghị nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân Hà Nội. Năm 2020, tại hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp &PTNT tổ chức, Hà Nội có 158 sản phẩm dự thi trong đó 5 sản phẩm đạt giải nhất; 5 sản phẩm đạt giải nhì; 5 sản phẩm đạt giải ba và 27 sản phẩm đạt giải khuyến khích.
Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu làng nghề, từ năm 2020 đến nay Chi cục đã tham mưu tổ chức xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu cho 30 làng nghề, dự kiến năm 2022 sẽ tổ chức đăng ký, xây dựng thêm 10 làng nghề. Về xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, từ năm 2020 đến nay đã tham mưu tổ chức xét công nhận cho 10 làng nghề (6 làng nghề và 4 làng nghề truyền thống).
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 03/3/2022 về việc bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố hà Nội giai đoạn 2022-2025 với các nội dung cụ thể: Xét công nhận 50 danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống”; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 100 làng nghề; Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề cho 100 làng nghề; Hỗ trợ 50 dự án phát triển ngành nghề nông thôn.
Bài viết có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
Bài/ảnh: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền An Duyệt xã Hùng Tiến
15:48 Tin tức

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
11:09 Tin tức

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông
10:59 Tin tức

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025): Hà Nội gương mẫu đi đầu làm theo lời Bác Hồ kính yêu
10:52 Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
10:49 Tin tức