Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Câu chuyện giữ sản vật địa phương trước giá trị của rừng kinh tế

LNV - Hạt dẻ thóc là một trong những đặc sản địa phương của vùng Lục Nam (Bắc Giang). Tuy nhiên, hiện loại hạt này đang bị suy giảm do người dân không còn mặn mà với việc nhặt dẻ, lợi ích kinh tế chênh lệch quá lớn so với rừng trồng…

Người dân nhặt hạt dẻ trong rừng


Khi mùa dẻ tới…

Dẻ thóc (hạt nhỏ) là tên gọi địa phương để phân biệt với loài dẻ Trùng Khánh (hạt to). Loại dẻ này mọc tập trung nhiều nhất ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang với diện tích hơn 1.500 ha, sản lượng khai thác hơn 1.000 tấn/năm. Cây dẻ tập trung nhiều ở các xã như Nghĩa Phương, Vô Tranh, Bình Sơn, Trường Sơn…

Ghé thăm rừng dẻ vào tháng 8 âm lịch, dịp đầu mùa thu hoạch, tôi gặp ông Trần Thế Mỹ (60 tuổi), tại thôn Trại Lán, xã Vô Tranh, cho biết: “ Hạt dẻ thì năm được năm mất, bình thường bán 30.000/kg, năm nay mất mùa giá cao hơn từ 40.000-50.000/kg. Nhưng gia đình ít người nên chẳng nhặt được là bao.”

Gia đình ông Mỹ được giao 2ha rừng dẻ với khoảng 100 cây. Ông kể, ngày xưa dẻ được nhiều nhưng ít người mua, có khi trong nhà có cả tấn dẻ thóc. Mọi người thường làm hạt dẻ thành món xôi, chè, rang, cơm độn dẻ,… Giờ thì sáng thu tối đã có người tới mua.

Thời gian thu hoạch của dẻ là từ đầu tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch. Khi ở trên cây, quả dẻ có gai, lúc chín sẽ rụng xuống đất và rơi hạt ra ngoài vỏ. Để nhặt loại dẻ này được thuận lợi, người dân phải quyét dọn sạch gốc cây. Khi nhặt chỉ cần mang túi và nhặt bằng tay trần. Tuy nhiên, rừng này rất nhiều muỗi nên phải có hương muỗi mang theo để đốt. Người dân phải thu hái mỗi ngày vào buổi sớm kể cả trời mưa hay nắng, nếu để từ 2-3 ngày không nhặt dẻ sẽ bị hỏng hoặc nảy mầm.

Hạt dẻ thóc chỉ nhỏ như hạt sen nhưng có vị thơm ngậy đặc trưng


Người dân không còn tha thiết giữ rừng dẻ

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn, chỉ trong 3 năm qua, diện từng rừng dẻ tự nhiên được hỗ trợ giảm khá mạnh từ 1.017,69 ha xuống còn 940 ha.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Đình Dũng, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam, cho biết: “Rừng dẻ tự nhiên chất lượng rừng thấp, lại nằm đan xen với với diện tích rừng trồng nên một số hộ dân đã lợi dụng, cố tình chặt phá để lấy đất trồng rừng. Do hiệu quả kinh tế của rừng dẻ kém hơn nhiều với trồng rừng kinh tế nên bà con không còn mặn mà với rừng dẻ.

Thực tế của người dân cho thấy rằng, 1 ha rừng trồng bạch đàn, sau 4 năm có thể mang lại thu nhập 150-200 triệu mà không quá vất vả. Trong khi giữ rừng dẻ sẽ được hỗ trợ 500.000/ha/năm. Thu nhập từ dẻ hạt thì bấp bênh, năm được nhiều thì 25 triệu/ha, năm mất chỉ được 5 triệu/ha. Thu hoạch rừng dẻ lại vất vả vì phải dọn rừng và đi nhặt từng hạt nhỏ.

Một góc rừng dẻ ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang


Rời xã Vô Tranh, tôi đến gặp ông Đặng Văn Thành, Phó Ban Lâm nghiệp xã Nghĩa Phương – địa phương có nhiều rừng dẻ nhất ở Lục Nam, ông Thành cho biết: Hiện Nghĩa Phương có 512 ha rừng dẻ, trong đó 372 ha được giao khoán. Tuy xã và kiểm lâm đã tuyên truyền quy ước bảo vệ rừng tới từng thôn bản nhưng khi người dân làm rừng sẽ lấn dần sang rừng dẻ. Họ lén chặt một vài cây và khi bị phát hiện, họ bảo là cây đó già rồi hoặc lỡ đốt rừng trồng mà cháy.

Trong một số chuyến thăm người trông rừng dẻ, ông Thành gặp nhiều người dân nói rằng họ sẵn sàng trả rừng dẻ. Có trường hợp người dân trên địa bàn xã, khi được giao rừng dẻ hơn 30 năm, cây dẻ to hơn 30-40cm. Họ nói với ông Thành rằng tiền trông rừng dẻ chỉ đủ mua vài đôi dày đi thăm rừng.

Bản thân gia đình ông Thành cũng có hơn 2ha rừng dẻ nhưng năm nay không có ý định nhặt. Còn ở xã, có đến 50% chủ rừng không quan tâm đến thu hoạch, cho ai nhặt thì nhặt.


Cận cảnh quả dẻ rừng khi ở trên cây


So với loại dẻ to Trùng Khánh, hạt dẻ Lục Nam có hương vị thơm, bùi, béo ngậy hơn. Hạt có giá trị dinh dưỡng cao gồm ít calo, chất béo nhưng giày khoáng chất, tinh bột, chất xơ có lợi cho sức khỏe.
Loại cây dẻ này đã xuất hiện từ lâu ở Lục Nam, đến những năm 1986, do gặp nạn đói, người dân khó khăn nên khai thác gần như hết. Đến năm 1993, kiểm lâm bắt đầu giao rừng cho người dân quản lý nên rừng mới tái sinh được.

Cây dẻ Lục Nam là loại cây thân gỗ, thuộc nhóm V. Người dân trong vùng phân ra nhiều loại dẻ như dẻ quả, dẻ cau, dẻ đầu giông, dẻ sồi, dẻ đỏ… Trong đó, dẻ quả là loại duy nhất cho thu hoạch quả và dẻ đầu giông được đánh giá có gỗ tốt nhất.

Dẻ có tán xòe càng rộng thì quả nhiều, cây dẻ vốn là loại cây tự nhiên nên không phải chăm sóc nhiều, không phun thuốc hay bón phân và không có sâu bệnh. Hạt dẻ thường là thức ăn ưa thích của một số loại như chuột, sóc, chim,…

Cầm trên tay túi dẻ thóc vừa được bà con biếu tặng khiến tôi càng đắn đo về tương lai của loại dẻ bản địa này. Một loại hạt dẻ đặc sản thơm ngon, mang tính riêng biệt hơn so với loại dẻ Trùng Khánh đã phổ biến.

Theo tìm hiểu, hiện HTX Hạt dẻ Lục Nam đang được thành lập để phát triển thành sản phẩm đặc sản địa phương này. Nếu hạt dẻ Lục Nam có thể phát triển được thương hiệu, nâng cao giá trị thì sẽ là động lực to lớn cho người dân bảo vệ rừng dẻ tự nhiên đi đôi với phát triển kinh tế./

Bài và ảnh: Thúy Vi




Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.

Tin khác

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

LNV - Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Bắc Kạn do phụ nữ làm chủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa đặc sản quê hương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

LNV - Thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận được thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch.
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

LNV - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên

OVN - Tối 22/8, tại công viên Long Biên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

An Giang: Chợ Mới có thêm 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức họp Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đợt 2 năm 2024.
Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia - Sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Hải Dương

LNV - Bánh đậu xanh Rồng Vàng Hoàng Gia của Công ty CP Hoàng Giang (TP Hải Dương) đã được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Cùng tận mắt ngắm quy trình làm ra loại sản phẩm đầu tiên và duy nhất hiện nay của Hải Dương đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nông sản được chứng nhận OCOP định kỳ 1 lần/năm

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 4227/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Quảng Nam: Hơn 400 sản phẩm OCOP, làng nghề tham gia Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm

LNV - Nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, tối ngày 8/8, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khai mạc Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp lần thứ V và Hội thi cán bộ giỏi năm 2024.
Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

Nem chua Lai Vung - Tinh hoa ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Từ việc được chứng nhận OCOP 4 sao đến việc được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là "Làng nghề di sản văn hóa phi vật thể quốc gia," nem chua Lai Vung không chỉ khẳng định giá trị ẩm thực độc đáo mà còn tỏa sáng như một biểu tượng văn hóa của miền Tây Nam Bộ.
Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

Hà Giang: Xây dựng thương hiệu cho thịt lợn đen

LNV - Hà Giang là vùng đất nằm ở địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và cảnh quan hữu tình mà còn gây ấn tượng mạnh với nền văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng. Nơi đây là quê hương của nhiều món ăn truyền thống đặc sắc như thắng cố và cơm lam. Đặc biệt, thịt lợn đen của Hà Giang là một điểm nhấn ẩm thực không thể bỏ qua. Với những món ăn chế biến từ thịt lợn đen như thịt lợn hấp, nướng, xào sả ớt, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt về độ săn chắc, hương thơm và thớ thịt dày, mang đến một trải nghiệm ẩm thực phong phú và tuyệt vời.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động