Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Cao Bằng tích cực phát triển sản phẩm OCOP du lịch miền non nước

LNV - Phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với du lịch đang là hướng đi mới được tỉnh Cao Bằng tập trung nguồn lực thực hiện và bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân làm tăng giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.


Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được trưng bày, giới thiệu và bán tại nhiều điểm du lịch, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng..

Nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm đặc trưng

Thực tế cho thấy, muốn phát triển bền vững, du lịch buộc phải có sản phẩm đặc trưng được du khách ưa chuộng. Sau 02 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Cao Bằng đã có 58 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 3 sản phẩm xếp hạng 4 sao gồm: sản phẩm chiếu trúc và chiếu trúc hoạt hóa; Lan's Homestay.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm được chứng nhận 3 sao đã tạo tiếng vang từ lâu như: gạo nếp Hương Bảo Lạc; thịt xông khói, lạp sườn; miến dong; thạch đen; bánh nướng Thu Điệp; khẩu sli Nà Giàng; Hồng Trà A1, Lục Trà A2; trà giảo cổ lam; rượu ngô CP 999; dao Minh Tuấn; dầu hồi; dầu xả Java…

Các sản phẩm OCOP này đã và đang góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, ẩm thực, dịch vụ du lịch, miền đất, con người tỉnh Cao Bằng đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương, từ đó thúc đẩy du lịch và kinh tế nông nghiệp địa phương phát triển.

Trong khi đó, tại Cao Bằng, từ những đặc điểm tự nhiên, con người, phương thức canh tác nông nghiệp, thủ công nghiệp, sự đa dạng về nông sản, văn hóa, ẩm thực... là cơ hội lớn cho các tổ chức, cá nhân tại các địa phương phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp.

Các đoàn khách đến tham quan, mua sản phẩm và trải nghiệm rèn dao tại Cửa hàng dao Minh Tuấn.

Là sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng An ở Cao Bằng, từ lâu, dao Phúc Sen (Quảng Hòa) đã trở thành sản phẩm thương hiệu của người dân nơi đây. Chị Nông Thị Hồng Chiêm, hợp tác xã (HTX) Minh Tuấn (Phúc Sen) cho biết: từ khi được chứng nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh, các đoàn khách đến với cửa hàng nhiều hơn, một số đoàn lên tới 40, 50 khách.

Bên cạnh đó, HTX cũng tăng cường đưa sản phẩm giới thiệu và bày bán tại nhiều điểm du lịch của tỉnh, các hội chợ du lịch, thương mại lớn trong nước như: TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Nội; cung ứng ra thị trường nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tương tự, sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh năm 2020 Hồng Trà A1 và Lục Trà A1 của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng được đánh giá cao về chất lượng và bao bì sản phẩm. Đặc biệt, khách du lịch đến Khu du lịch sinh thái Kolia - có thể tham gia du lịch trải nghiệm đồi chè, tự tay hái chè và được hướng dẫn cách sao chè, đóng gói... như người dân bản địa.

HTX Trường Anh, xã Hưng Ðạo ứng dụng nông nghiệp thông minh vào sản xuất dâu tây - sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020.


Tại thành phố Cao Bằng, vườn dâu tây của HTX Trường Anh, xã Hưng Ðạo là điểm "hút" khách, mỗi năm có hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chụp ảnh và trải nghiệm. Sản phẩm dâu tây của HTX có chứng nhận VietGAP, chứng nhận OCOP 3 sao được thị trường ưa chuộng.

Trong 6 nhóm sản phẩm OCOP (thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng) thì nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch được xem là nhóm quan trọng, là giải pháp giúp tiêu thụ sản phẩm địa phương hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đến nay, toàn tỉnh Cao Bằng có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, gồm: Lan's Homestay, Yến Nhi - Bản Giốc Homestay, Mế Farmstay. Đặc biệt, mô hình Lan's Homestay (Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) đạt chuẩn OCOP 4 sao ở loại hình dịch vụ du lịch nông thôn của tỉnh Cao Bằng.

Bà Hoàng Thị Lan, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch quốc tế thác Bản Giốc (Trùng Khánh), chủ Lan’s Homestay chia sẻ, việc được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở trong việc đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP; tạo sự tin tưởng cho du khách khi sử dụng dịch vụ và các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ.

Để du khách có trải nghiệm phong phú và tiêu thụ các sản phẩm OCOP bản địa, điểm du lịch đã tích cực quảng bá, tiêu thụ các nông sản đạt OCOP của địa phương, như gạo nếp Ong, hạt dẻ…

Bên cạnh dịch vụ lưu trú, chế biến, giới thiệu các món ăn từ các sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh của địa phương như: Xôi nếp Ong, hạt dẻ Trùng Khánh cơ sở còn có nhiều dịch vụ trải nghiệm như: đốt lửa trại, đạp xe thưởng ngoạn phong cảnh, chèo thuyền trên sông Quây Sơn, trải nghiệm mặc trang phục dân tộc, gặt lúa, trồng rau, làm vườn…


Nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm KH&CN, các sản phẩm OCOP, Nông sản tỉnh Cao Bằng khai trương từ tháng 01/2022.


Triển khai chính sách hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Cao Bằng được triển khai tập trung như giới thiệu trên các trang thương mại điện tử; xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm OCOP vào các siêu thị.

Giới thiệu các tour, tuyến du lịch, các điểm tham quan, các sản phẩm gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Cùng với đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các hoạt động văn hóa, ẩm thực, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP tại các Hội chợ, Tuần Văn hóa - du lịch trong và ngoài tỉnh.

Trong 05 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh Cao Bằng đón 291.121 lượt khách, tăng 2,5%. Doanh thu ngành du lịch đạt 113,1 tỷ đồng, tăng 203,3% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng khách du lịch đến Cao Bằng tăng do dịch Covid-19 được khống chế, các hoạt động du lịch mở cửa trở lại. Với lượng khách và doanh thu trên cho thấy ngành du lịch tỉnh đang được khai thác hiệu quả.

Điều này mở ra cơ hội để các địa phương, tổ chức, cá nhân thác lợi thế sẵn có, xây dựng thành công những sản phẩm OCOP trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, ẩm thực, đồ uống, lưu niệm… đưa những sản phẩm đặc trưng tới người dân và du khách.

Triển khai hiệu quả Chương trình OCOP gắn với dịch vụ du lịch nông thôn, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, các tổ chức kinh tế xã hội thấy được giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi tham gia Chương trình OCOP.

Các cấp chính quyền chú trọng phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách, huy động nguồn lực phù hợp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tạo động lực phát triển phong trào OCOP ngày càng mạnh mẽ. Ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm OCOP gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.


Đưa sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng đến quảng bá tại các thị trường lớn trong nước.


OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch

Việc lồng ghép xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch được đánh giá sẽ tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư. Sản phẩm OCOP làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách, đồng thời hoạt động du lịch góp phần tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP.

Từ đó, việc quan tâm đầu tư, tạo dựng sản phẩm OCOP sẽ thuận lợi hơn, giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.

Xây dựng sản phẩm OCOP đã khó, việc đa dạng hóa, mở rộng thị trường càng khó hơn. Trong khi ngành du lịch tỉnh đang thiếu những sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn của từng vùng, miền để thu hút khách du lịch.

Dịch vụ du lịch thuộc Chương trình OCOP đã được một số địa phương quan tâm đưa vào khai thác. Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng mới phát triển ở quy mô nhỏ, số lượng hạn chế, chưa có sự kết nối giữa các tour du lịch với các vùng sản xuất các sản phẩm OCOP tập trung.

Để phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch hiệu quả, thời gian tới, ngoài công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp, ngành, người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa thiết thực của OCOP cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cấp ủy, chính quyền các cấp; triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, người dân thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư tạo dựng sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng các tuyến du lịch cộng đồng kết nối với các vùng sản xuất sản phẩm OCOP.

Bài và ảnh Trang Nguyễn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Phú Giáo đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nam Sách tổ chức xếp hạng cho 16 sản phẩm tham gia chương “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...

Tin khác

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

OVN – Sở Công thương vừa có Thông báo 3345/SCT-QLĐT&HTQT gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông tin về Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Hương vị đất trời

Hương vị đất trời

LNV - Thái Nguyên là vùng đất cư trú của người Việt thời tiền sử và sơ sử, rồi trở thành một châu vào thời Lý, thành trấn vào thời Trần, án ngữ vùng đất bao bọc phía bắc kinh đô Thăng Long. Tỉnh Thái Nguyên được vua Minh Mạng lập năm 1831, trở thành trung tâm hành chính - quân sự quan trọng của nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc. Những dòng người từ miền xuôi lên lập ấp, canh tác đã tạo thành một khu vực nông nghiệp đặc thù. Chất đất thích hợp với việc trồng chè ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương… đã tạo ra thương hiệu đất chè cho tỉnh. Hầu như người Việt nào cũng biết đến câu “chè Thái, gái Tuyên” với hàm ý ca tụng phẩm chất của thức trà mạn đất Thái Nguyên cùng sắc đẹp và sự đảm đang của những người con gái tỉnh Tuyên Quang lân cận.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

LNV - Nhắc đến những biểu tượng của mùa thu Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến cốm. Cốm Hà Nội tuy bình dị, mộc mạc nhưng lại là thức quà đồng quê khó bỏ lỡ. Cốm Hà Nội hẳn không còn xa lạ với nhiều thực khách, món ngon “chuẩn vị Hà thành” được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tạo nên sự đa dạng của văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

OVN - Rất nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm tiêu biểu của 6 tỉnh Việt Bắc được quảng bá tại Ngày hội nông sản OCOP diễn ra tại Bắc Kạn.
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

OVN - Chị Hoàng Thị Nguyệt – Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Bắc Liên, xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) được mọi người biết đến không chỉ là người cán bộ hội nhanh nhẹn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong trong công tác phong trào và được chị em tin yêu mà còn là người phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

LNV - Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

LNV - Thời gian vừa qua tại Bình Định, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đồng loạt thay đổi mẫu mã, bao bì nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn.
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

LNV - Không chỉ mở rộng diện tích vùng trồng, người dân ở vùng thượng của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn định hướng sản xuất chè theo hướng VietGAP nhằm giúp cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, cho cây trồng chủ lực của huyện.
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

LNV – Nhắc đến loài rắn chắc hẳn ai cũng đều ái ngại vì độ nguy hiểm của loại động vật này, tuy vậy, anh Dương Văn Chung (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Vẫn) vẫn thành công trong việc phát triển mô hình nuôi rắn.
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

LNV - Bể chứa nước, giếng nước bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt có khả năng chứa các vi sinh vật có hại, cần phải xử lý mới bảo đảm vệ sinh để sử dụng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động