Cà Mau: Nghề chằm nón lá giữa lòng thành phố
Bà Nguyễn Kim Thoa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 4, Phường 6, cho biết: “Trên địa bàn phường hiện có 3 hộ là đầu mối nhận hàng về phân lại cho những hộ nhỏ lẻ chằm tính tiền công. Phần đông cư dân trên địa bàn khóm thu nhập không ổn định, một số thất nghiệp, chủ yếu đi làm phụ hồ để sinh sống qua ngày, tiền kiếm được rất bấp bênh và phụ thuộc vào chủ thi công. Do đó, khi rảnh rỗi người dân đến lãnh nón về chằm kiếm thêm thu nhập”.
Là một trong những hộ gắn bó và duy trì nghề chằm nón hơn 20 năm qua, đối với bà Nguyễn Thị Hương (Khóm 4, Phường 6), đây là nghề kinh tế chính của gia đình. Ban đầu, từ người chuyên nhận nón về chằm tính tiền công, cơ duyên may mắn nhờ tính tỉ mỉ và giữ chữ tín trong làm ăn nên bà Hương được xưởng gia công nón lá tại Bạc Liêu liên kết chằm nón lâu dài với số lượng lớn.
Nghề chằm nón lá được bà Hương duy trì hơn 20 năm qua. Đây cũng là nghề chính giúp bà Hương và nhiều hộ lao động bấp bênh có nguồn thu nhập ổn định.
Bà Hương cho biết: “Lúc trước chằm nón cực hơn bây giờ, bởi khâu vận chuyển hết sức khó khăn. Đường lộ chưa thông thoáng, nón được gửi theo đường vận tải, phải chạy ra đầu đường chở từng kiện hàng vào, xong thì phải chở ngược lại để giao. Giờ thì lộ mở rộng, xe tải đến tận cửa nhà. Tuy nhiên, tôi vẫn duy trì thói quen giao nón cho những hộ nhận về nhà làm, bởi họ một phần không biết chạy xe, phần do lớn tuổi”.
Theo đó, các công đoạn chằm nón khá đơn giản. Từ một cái nón lá thô, tuy đã thành hình cơ bản nhưng ở một số chi tiết cần phải gia cố thêm cho chắc.
Vừa nói bà Hương đưa một chiếc nón chưa chằm ra chậm rãi: “Để ra một cái nón lá hoàn chỉnh, đẹp, cứng cáp thì cần xỏ thêm quai nón, chỉnh sửa vành sao cho cân xứng và tròn trịa, sau đó dùng dây gân may để cố định, như vậy nón lá mới bền và sử dụng được lâu dài, không bị bung lá. Cuối cùng là dùng kéo để cắt đi những chỗ thừa”.
Để nón lá đẹp và bền, công đoạn khâu vành nón, các đường may nên chắc tay, đều và khít.
Nói thì chỉ vài dòng, nhưng người làm quen tay, nhanh nhất cũng hơn nửa tiếng mới xong một cái nón thành phẩm. Nghề chằm nón không kén người, nhưng để nón đẹp hơn, khâu may vành cần chắc tay, đường may nên đều và khít, cầm lên cái nón ngắm nghía liền có cảm tình, nhìn vào sẽ biết người làm kỹ tính hay không.
Nghề chằm nón rất dễ, ai cũng có thể làm được, từ đàn ông, đàn bà đến trẻ con, một người lãnh cả nhà cùng làm. Cạnh nhà bà Hương có gia đình 3 thế hệ cùng nhau chằm nón. Số tiền kiếm được từ nghề chằm nón tuy không lớn nhưng vẫn đủ để gia đình có cuộc sống ổn định, nhất là những nhà lao động đông con.
Theo đó, cứ 10 ngày bà Hương chằm và giao 1.300 nón cho xưởng. Riêng những hộ nhận về chằm, bà Hương sẽ xuất tiền mua dây gân và kim, chỉ, cứ một nón thành phẩm hưởng 2.200 đồng. Mỗi tháng từ việc chằm nón bà Hương thu nhập từ 5,5 triệu đồng. Do chỉ quanh quẩn ở nhà chằm nón, nên bà còn mở thêm hàng tạp hoá nhỏ, kiếm thêm tiền điện, nước và chợ. Từ hộ khó khăn, mẹ đơn thân, nhờ vào việc chi tiêu hợp lý bà vẫn có thể tự xây cất nhà khang trang và nuôi con ăn học, vừa tạo được nguồn thu ổn định cho những hộ nhàn rỗi lân cận, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn phường.
Bà Đỗ Thuỳ Ngân, Phó chủ tịch Hội LHPN Phường 6, chia sẻ: “Nghề chằm nón sở dĩ được duy trì và mở rộng bởi người làm không cần xuất vốn lại có thể tự cân chỉnh thời gian hợp lý, không tốn nhiều công sức, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật; tạo được việc làm cho nhiều hộ thất nghiệp, nội trợ, nông nhàn, có con nhỏ. Riêng đối với những hộ có thu nhập thấp, bên cạnh duy trì nghề chính vẫn có thể nhận nón về chằm vào những giờ rảnh rỗi, cả ngày lẫn đêm. Mỗi năm, Hội LHPN Phường 6 phối hợp với các trung tâm dạy nghề mở 2 lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn, như may gia công, gia công hoa giả, nữ công gia chánh… Sau khi lớp học kết thúc, nhiều hộ tự mở bán Online, mở cửa hàng riêng, thành lập tổ phụ nữ nấu đám phục vụ lưu động… Cuộc sống dần khấm khá, thậm chí vươn lên làm giàu”./
Bài, ảnh: Yến Nhi
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội