Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.

Nghề lưu giữ giá trị truyền thống

Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na, hiện vẫn được người dân bảo tồn gìn giữ, tập trung ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh như: Thôn M2, xã Vĩnh Thịnh; thôn Thạnh Quang, Hà Ri, Tà Lét xã Vĩnh Hiệp; thôn K6, xã Vĩnh Kim; thôn K3, xã Vĩnh Sơn; thôn M9, xã Vĩnh Hòa; thôn 5, xã Vĩnh Thuận và khu phố Klot Pok, thị trấn Vĩnh Thạnh.

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
Các cô gái trong trang phục thổ cẩm múa hát tại lễ hội truyền thống của huyện miền núi Vĩnh Thạnh

Riêng nghề dệt thổ cẩm ở xã Vĩnh Hiệp có từ rất lâu đời, do nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, ban đầu người đồng bào dân tộc Ba Na lấy vỏ cây trong rừng về đập dập và se thành sợi, sau đó dệt thành tấm để che thân, thời gian sau, người dân tự trồng cây bông để lấy sợi thay vỏ cây rừng, sợi được nhuộm thành 3 màu chủ yếu là đen, đỏ và trắng.

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
Hiện người biết dệt thổ cẩm chỉ tập trung ở lớp người cao tuổi

Đến khi đời sống người dân được nâng cao theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ cũng được chú trọng, do đó màu sắc của sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú. Từ đó những họa tiết và hoa văn được họ sáng tạo và hình thành. Dần dần nghề dệt thổ cẩm tạo nên các tác phẩm có giá trị văn hóa đặc trưng ngày càng cao, thu hút nhiều lao động, từng bước hình thành nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương, đươc truyền dạy qua nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác tạo nét văn hóa riêng khá độc đáo cho vùng đất và con người nơi đây.

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
Bà Đinh Thị Choi (64 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp khoe và giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam, bà Đinh Thị Choi (64 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, cho biết: Tôi làm nghề dệt thổ cẩm từ khi mới mười mấy tuổi cho đến nay. Nghề dệt thổ cẩm rất vất vả, chịu khó và quan trọng đôi tay phải thật khéo léo, tinh tế để làm ra bộ trang phục thổ cẩm đẹp, bền. Quy trình dệt thổ cẩm trải qua các công đoạn từ xử lý sợi, tách sợi, kéo và quấn sợi, giăng sợi, mắc thảm sợi vào khung cửi, dệt thành phẩm. Trước đây còn có công đoạn sơ chế bông từ việc thu hoạch cây bông, nhuộm vải, hiện nay người dệt thổ cẩm thường mua nguyên liệu sẵn có, sau đó về xử lý sợi và tiến hành các công đoạn tiếp theo. Để tạo ra sản phẩm độc đáo, chất lượng phải tốn rất nhiều thời gian, công sức của người thợ, bởi tùy theo độ khó của từng sản phẩm trong việc phối màu, tạo các hoa văn, họa tiết trên sản phẩm.

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bà Đinh Thị Chút (60 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp tỉ mỉ dệt từng sợi vải thổ cẩm

Bà Đinh Thị Chút (60 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp chia sẻ thêm: Hiện nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp, người dân tạo ra sản phẩm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống và chưa áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất, nên sản phẩm làm ra đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và thời gian để hoàn thành. Một bộ trang phục thổ cẩm bình thường, tôi có thể làm 1 đến 1,5 tháng, với giá bán bình quân 1,5 triệu đồng/bộ. Sản phẩm làm ra chủ yếu sử dụng trong gia đình, số bán ra thị trường rất ít nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Bảo tồn và phát triển Làng nghề

Tổng số hộ dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp là 58 hộ, chiếm 5,5% tổng số hộ của xã (1.046 hộ) và tập trung ở 3 thôn: Hà Ri 36 hộ, Thạnh Quang 14 hộ và Tà Lét 8 hộ, hiện tại thôn Hà Ri có số hộ biết dệt thổ cẩm nhiều nhất, chiếm 62,1% tổng số hộ biết dệt thổ cẩm của xã Vĩnh Hiệp.

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi người thợ phải đôi bàn tay khéo léo và sự tinh tế về mỹ thuật

Để bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp, UBND huyện Vĩnh Thạnh đã lập Đề án bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, thời gian thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vĩnh Thạnh Huỳnh Đức Bảo chia sẻ: Mục tiêu của Đề án bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na, xã Vĩnh Hiệp; thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngừời dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Trang phục thổ cẩm được các nghệ nhân mặc biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, duy trì bảo tồn được nghề dệt thổ cẩm tại các thôn Thạnh Quang và Tà Lét, xã Vĩnh Hiệp có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Duy trì và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định công nhận năm 2025. 100% cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề dệt thổ cẩm được tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức thông tin về thị trường. Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh.

Phấn đấu từ 1 đến 2 nghệ nhân tiêu biểu về nghề dệt thổ cẩm được hỗ trợ xây dựng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”. Có ít nhất từ 1 đến 2 sản phẩm được phân hạng từ 3 sao trở lên theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Thành lập tổ hợp tác hoặc HTX tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt thổ cẩm. 100% cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
Người dân Ba Na mặc trang phục thổ cẩm đi trẩy hội hoa anh đào Vĩnh Sơn

Ông Huỳnh Đức Bảo cho biết thêm: Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh tại Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 14/3/2025, đây là điều kiện thuận lợi để nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp gắn với phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào dân tộc Ba Na, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để thu hút du khách đến tham quan, từ đó nghề dệt thổ cẩm góp thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, hiện người biết dệt thổ cẩm chỉ tập trung ở lớp người cao tuổi và đang có dấu hiệu mai một. Chính vì thế, cần có sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của các cấp, các ngành của tỉnh, để nghề dệt thổ cẩm vừa được lưu giữ bảo tồn, vừa giúp mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống người dân vùng miền núi Vĩnh Thạnh.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Bình Định: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Bình Định: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

LNV - Năm 2024, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được triển khai sâu rộng, với sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, từng bước đi vào thực chất, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đô thị và nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Thách thức thu hút người trẻ đến với làng nghề truyền thống

Thách thức thu hút người trẻ đến với làng nghề truyền thống

LNV - Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong tư duy, xu hướng tiêu dùng, làng nghề truyền thống Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Trong đó, việc thu hút người trẻ đến với làng nghề truyền thống là một bài toán nan giải đối với các cấp chính quyền, nghệ nhân và làng nghề truyền thống.

Tin mới hơn

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.

Tin khác

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"

LNV - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân
Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

LNV - Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.
6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

LNV - Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định của UBND tỉnh Bình Định, thì có 6 yếu tố cần thiết khi nhập 2 tỉnh để tạo lợi thế to lớn, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội cho cả 2 tỉnh; thúc đẩy phát triển đồng đều, tạo
Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

LNV - Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 31-5, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam".
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

LNV - Trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển (1995–2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định luôn kiên định với mục tiêu xây dựng tổ chức vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động Hội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Giao diện di động