Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
Bảo tồn giá trị làng nghề: hướng đi cho sự phát triển lâu dài
Hà Nam hiện có 58/65 làng nghề được công nhận đang hoạt động, bao gồm 32 làng nghề truyền thống và 26 làng nghề khác. Sản phẩm làng nghề rất đa dạng, phong phú, ngày càng được cải thiện về mẫu mã và chất lượng, thu hút khách hàng trong và ngoài nước.
Một số làng nghề tiêu biểu có thể kể đến như: mây tre đan Ngọc Động, dệt Đại Hoàng, trống Đọi Tam, sừng mỹ nghệ Đô Hai, rượu Vọc, bánh đa nem làng Chều, lụa Nha Xá, hàng thêu ren Thanh Hà, gốm sứ Quyết Thành...

![]() |
Làng gốm Quyết Thành được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Nam từ năm 2004. Ảnh: Như Thiệp |
Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng, bao gồm: hỗ trợ các làng nghề tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP); phát triển làng nghề gắn với du lịch; công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở làng nghề ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm làng nghề; hỗ trợ làng nghề tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ; đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các làng nghề.
Hiện nay, Hà Nam có 7/58 làng nghề có sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên (chiếm 12,1%) và 16/58 làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ (chiếm 27,6%). Một số tuyến du lịch gắn với làng nghề đã được khảo sát và đưa vào khai thác như: đền Lảnh Giang - làng nghề dệt Nha Xá - làng nghề mây giang đan Ngọc Động - khu du lịch Tam Chúc; chùa Long Đọi Sơn - làng nghề trống Đọi Tam - khu du lịch Tam Chúc - làng nghề gốm Quyết Thành.
Năm 2024, tỉnh Hà Nam đã công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cho 31 người và công nhận 9 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của 4 làng nghề. Đồng thời, các huyện Lý Nhân, Kim Bảng đã tổ chức đào tạo nghề cho gần 700 người với tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 95%.
Hiện các làng nghề Hà Nam có khoảng 7.400 cơ sở sản xuất, bao gồm trên 7.300 hộ gia đình và hơn 130 doanh nghiệp, hợp tác xã. Năm 2024, tổng doanh thu của các làng nghề ước đạt 2.589 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 18.200 lao động với thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, có 22 làng nghề có thu nhập bình quân từ 7 triệu đồng/người/tháng (chiếm 37,9%), tập trung ở nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Thương mại điện tử - cơ hội vàng để mở rộng thị trường tiêu thụ
Nhận thức được vai trò của chuyển đổi số, nhiều làng nghề tại Hà Nam đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ. Điển hình là Công ty TNHH HaNa Food (xã Chân Lý, Lý Nhân) - đơn vị phân phối bánh đa nem làng Chều. Công ty đã xây dựng 6 website, 1 fanpage và đăng ký trên các sàn thương mại điện tử lớn như Sendo, Tiki, Lazada, Tiktok để quảng bá và bán sản phẩm. Nhờ đó, bánh đa nem làng Chều tiếp cận được nhiều khách hàng trên toàn quốc.

![]() |
Bánh đa nem làng Chều nổi tiếng về chất lượng thơm ngon. |
Tương tự, làng nghề lụa Nha Xá (xã Mộc Hoàn, thị xã Duy Tiên) cũng tận dụng lợi thế thương mại điện tử, kết hợp kinh doanh truyền thống với livestream bán hàng trực tuyến. Nhờ đó, doanh thu của nhiều hộ sản xuất tăng 20-30% so với trước đây. Các phiên livestream thu hút khách hàng không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.
Nhằm hỗ trợ các làng nghề đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử, Sở Công Thương Hà Nam đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) triển khai đề án hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ, xây dựng phần mềm bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ hoàn tất đơn hàng và tham gia các sàn giao dịch trong nước và quốc tế.
Trong xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ, việc mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử là yêu cầu cấp thiết đối với các làng nghề Hà Nam. Tuy nhiên, một thách thức lớn hiện nay là người làm nghề còn hạn chế về kỹ năng và chiến lược kinh doanh trực tuyến. Để vượt qua khó khăn này, ngoài sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng, các làng nghề cần chủ động nâng cao năng lực quản lý, học hỏi kỹ năng bán hàng online, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là những yếu tố quan trọng giúp các làng nghề Hà Nam thích ứng với xu thế mới, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 Tin tức

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 Kinh tế

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 Tin tức

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 OCOP

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 Sức khỏe - Đời sống