Bảo tồn, phát triển nghề dệt lanh của người Mông
![]() |
Chị Hạng Thị Pà, người Mông, xã viên Hợp tác xã sản xuất vải lanh truyền thống thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN |
Đối với người Mông, lanh trở thành một biểu tượng văn hóa. Theo các cụ cao niên tại địa phương kể lại, con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành được gia đình cho đất riêng để trồng lanh. Trước khi đi lấy chồng, họ phải biết dệt vải lanh. Khi về nhà chồng, mẹ chồng sẽ tặng con dâu một bộ lanh. Cô dâu mới biếu mẹ chồng bộ lanh do mình dệt và khâu. Dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người phụ nữ. Người Mông quan niệm, vải lanh giúp gắn kết giữa giữa con cháu với tổ tiên.
![]() |
Sáp ong được đun trên bếp than dùng để vẽ lên vải lanh. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
ạch sớm, sợi lanh sẽ dai. Thu hoạch muộn, việc tách bóc vỏ sẽ khó. Vỏ lanh khi bóc tách phải ở không có nắng và gió, tránh tình trạng vỏ lanh dính chặt vào thân cây. Sau khi tách, vỏ lanh được cho vào cối giã đến khi xoăn lại, sau đó, tiến hành nối sợi bằng cách cuộn sợi trực tiếp vào tay hoặc que gỗ, nối ngọn với ngọn, gốc với gốc đảm bảo các đoạn nối đều nhau về bề rộng. Sau khi nối xong, sợi lanh đem ngâm nước lạnh từ 15 đến 20 phút rồi đưa lên khung se sợi.
![]() |
Công đoạn giã sợi lanh. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
Theo bà Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã lanh Lùng Tám: sản phẩm lanh hoàn hiện phải trải qua 41 công đoạn, từ trồng lanh, thu hoạch, bóc tách sợi, giã sợi, quay sợi, nấu sợi, dựng khung dệt… Công đoạn khó nhất là vẽ sáp ong, bởi việc này phụ thuộc vào thời tiết, chỉ khi thời tiết chuyển sang mùa hè mới làm được.
![]() |
Công đoạn tước lanh thành các sợi nhỏ. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
![]() |
Se các sợi lanh thành con sợi lớn. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
![]() |
Công đoạn dệt lanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung cao độ. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
Công việc vẽ trên vải tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực sự cầu kỳ. Để vẽ được sáp ong lên vải lanh, nghệ nhân phải ngồi nhiều giờ, nhiều ngày bên bếp đun sáp, tỉ mỉ dùng “bút” được chế tác từ thanh tre dài khoảng 10 cm, ở đầu nẹp một lưỡi đồng mỏng. Khi vẽ, nghệ nhân phải chấm đầu bút vào chảo sáp ong đang nghi ngút khói bên trên bếp than hồng, sau đó đưa tay khéo léo kẻ từng đường thẳng trên vải, khi kẻ phải căn chỉnh sao cho lượng sáp chảy đều, không loang lổ tới khi hết “mực sáp” rồi mới tiếp tục chấm nét bút tiếp theo.
![]() |
Phụ nữ dân tộc Mông vẽ sáp ong lên vải lanh. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
![]() |
Các em gái dân tộc Mông học thêu đắp vải màu. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
Ông Okabe Takashi, du khách tới từ Nhật Bản bày tỏ: Khi đến với Lùng Tám, được chứng kiến mọi người làm từng công đoạn, ông thấy công việc này hết sức tỉ mỉ, công phu, tốn nhiều công sức. Ông nghĩ rằng, nếu những sản phẩm thủ công này được làm tại Nhật Bản, có lẽ giá thành sẽ rất cao, khó có thể mua được. Ông hy vọng rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì và phát triển những làng nghề như thế này.
Cùng chung quan điểm đó, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, du khách tới từ Hà Nội sau khi tham quan các công đoạn dệt lanh của bà con tại xã Lùng Tám bày tỏ, khi đến với làng nghề, được giới thiệu, hướng dẫn từng công đoạn, chị Ngọc thấy bất ngờ, bởi nếu chỉ nhìn qua, sẽ không thể hình dung ra được công việc tạo ra được một tấm vải lanh sẽ mất nhiều công đoạn như vậy. Mua những sản phẩm từ lanh về làm quà, chị Ngọc bày tỏ mong muốn những sản phẩm từ lanh sẽ được bày bán ở nhiều nơi hơn, vừa để quảng bá về một sản phẩm truyền thống của địa phương, vừa đem lại thêm nguồn thu cho bà con nơi đây.
![]() |
ch du lịch tham quan, trải nghiệm các công đoạn dệt lanh. Ảnh: Nam Thái - TTXVN |
Tới nay, sau hơn 10 năm thành lập (từ 2001 đến nay), Hợp tác xã lanh Lùng Tám đã phát triển từ hơn 10 thành viên ban đầu lên tới trên 130 xã viên với 9 tổ sản xuất. Theo bà Vàng Thị Mai, thu nhập bình quân của xã viên trung bình từ 3-4 triệu đồng/tháng. Những xã viên có trình độ tay nghề cao thu nhập dao động từ 6-7 triệu đồng/tháng.
Cùng với việc lao động, sản xuất tạo ra thu nhập từ bán sản phẩm, đón khách du lịch tới tham quan, Hợp tác xã đã và đang truyền dạy nghề cho lớp trẻ. Đặc biệt, tại trụ sở của Hợp tác xã, 25 em nhỏ thuộc những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi đang được đào tạo nghề nhằm giúp các em có thêm một nghề trong tay và gìn giữ văn hóa, bảo tồn nét đẹp nghề dệt lanh của người Mông - Bà Vàng Thị Mai cho biết thêm.
Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ (Hà Giang) Vương Đình Ba đánh giá, Hợp tác xã lanh Lùng Tám hoạt động khá hiệu quả, ổn định, tạo việc làm cho bà con tại địa phương, giúp họ có thu nhập từ nghề truyền thống, qua đó phần nâng cao đời sống.
![]() |
Khách du lịch tham quan, mua sắm các sản phẩm được dệt từ lanh. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
Hiện nay, Hợp tác xã lanh Lùng Tám cho ra đời nhiều loại sản phẩm như áo, váy, khăn quàng, túi xách, ví, vỏ chăn, khăn trải bàn,… Bên cạnh đó, các nghệ nhân còn làm ra những bức tranh treo trong các khách sạn, nhà hàng, làm những món đồ lưu niệm nhỏ xinh. Các sản phẩm được dệt từ nguyên liệu vải lanh được đánh giá là tốt cho sức khỏe vì sự thông thoáng, khả năng hút ẩm cao, khó bị nấm mốc.
Tin liên quan

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám - Bừng sáng sắc màu văn hoá bản Mông
13:54 | 04/07/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh truyền thống người Mông hút khách Tây
14:09 | 17/05/2023 Du lịch làng nghề
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân