Bài dự thi Làng nghề, nghệ nhân hội nhập và phát triển: Nghề đóng tàu thuyền truyền thống ở Quảng Yên
Ông Nguyễn Hoàng Lịch hướng dẫn thợ cách xẻ gỗ đóng tàu thuyền truyền thống.
Anh Nguyễn Văn Hưng, thợ đóng tàu thuyền vỏ gỗ ở cơ sở ông Lịch nói: “Nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ truyền thống ở đây có từ lâu đời, tạo việc làm ổn định cho nhiều người dân làng nghề với mức thu nhập từ 12 đến 15 triệu đồng/tháng/người”. Trong năm 2016, cơ sở của ông Lịch đã đóng được 40 chiếc thuyền có công suất từ 300 đến 400CV. Năm 2017, nhiều khách hàng đến đặt hàng tiếp. Ông Lịch cho biết thêm: “Làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ ở làng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên rộng khắp, từ các phường Nam Hòa, Phong Hải, Hà An... đều có những cơ sở đóng tàu thuyền vỏ gỗ lớn, được nhiều khách hàng tìm đến. Năm 1955, ở phường Phong Hải tìm thấy một bia đá cổ, do một người dân vô tình đi gặt lúa thấy. Từ tấm bia đá cổ này, nhiều cụ cao niên và đặc biệt là các nhà khảo cổ học nhận xét, tấm bia đá là di chỉ cũng như bằng chứng chứng minh nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ đã ra đời cách đây hơn 300 năm, gắn liền với việc mở mang và phát triển của mảnh đất này.
Theo thống kê, có 102 hộ ở Quảng Yên tham gia đóng tàu thuyền vỏ gỗ, với 21 cơ sở đóng thuyền, trong đó có 6 cơ sở sản xuất quy mô lớn, thu hút hàng trăm lao động, như cơ sở Tuấn Hương, Lê Văn Đức Chắn, Huy Phượng, Hạnh Oanh, Huy Lân...”. Chúng tôi tới thăm cơ sở đóng tàu thuyền vỏ gỗ của ông Bùi Huy Lân, phường Nam Hòa. Cơ sở của ông Lân có tiếng được nhiều ngư dân tới đóng và mua tàu, thuyền vỏ gỗ.
Chia sẻ về làng nghề, ông Lân cho biết: “Với nghề đóng thuyền vỏ gỗ, kỹ thuật đẽo là quan trọng nhất. Dụng cụ đóng một con thuyền quan trọng nhất là rìu, cưa lá, khoan dây và một số dụng cụ khác. Khi ván đóng thuyền được đưa tới, thợ thuyền dùng dây phạt mực mảnh ván để lấy mực cho đường thẳng, đường cong, đường chéo; rồi dùng rìu đẽo theo. Đẽo mạch vuông hay mạch chéo, đẽo phẳng hay đẽo vòng đều thẳng như cưa, như bào. Kỹ thuật đẽo ván là một kỹ thuật khó, lâu dần trở thành kỹ xảo”.
Cũng theo ông Lân, ngày nay, công nghiệp đóng tàu phát triển, người dân ít đóng thuyền ba vát buồm cánh dơi để vận tải hoặc đánh cá trên biển, mà thường đóng tàu thuyền chạy bằng động cơ máy thủy. Để đáp ứng nhu cầu này, các thợ thuyền làng nghề đã chuyển sang đóng cả tàu thuyền chạy động cơ máy thủy, nhưng vẫn sử dụng các kỹ thuật và kiêng kỵ trong đóng thuyền truyền thống. Do vậy, tàu thuyền chạy trên sóng biển rất đằm, sức chở lớn hơn, nên ngư dân và những người vận tải, làm nghề du lịch từ Thanh Hóa trở ra vẫn về Quảng Yên đặt đóng tàu thuyền. Làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ ở Quảng Yên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người dân trong khu, phường, mà còn góp phần phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ ở địa phương.
Tâm sự về nghề với những trăn trở, ông Lịch cho biết thêm: “Nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ cũng phục vụ rất nhiều cho kháng chiến. Ví như vận chuyển lương thực, hay chở quân tới các chiến trường. Nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ cũng có giai đoạn chìm nổi. Trước đây, do điều kiện kinh tế, nguồn nguyên liệu khó khăn nên nhiều người đã bỏ đóng tàu thuyền, chỉ làm nghề mộc. Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã khôi phục và vay vốn mở cơ sở đóng tàu thuyền có quy mô, từng bước khôi phục lại nghề truyền thống. Dù có khó khăn bao nhiêu, tôi cũng gắn bó với nghề đóng tàu thuyền này. Những hôm ngồi cùng cả gia đình, tôi nói với các con: Nghề của ông cha có thế nào cũng không bỏ”. Chính vì tình yêu, lòng đam mê với nghề của cha ông, ông Lịch đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, lo được cho các con ăn học và giờ có 3 người con trai của ông theo nghề của tổ tiên. Điều này khiến ông Lịch rất vui.
Với nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ, cốt nhất là những người có tâm với nghề phải chịu khó học hỏi mới làm tốt được. Việc đóng mới một con thuyền vỏ gỗ cũng vất vả, gian nan. Nếu người học không chịu khó tỉ mẩm, quan sát, học hỏi thì khó có thể làm ra những con thuyền có chất lượng được. Nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ cũng có những điều kiêng kỵ mà phần lớn những người làm nghề phải biết. Khi đóng mới một con thuyền, thì nhất thiết gia chủ phải chọn ngày “thanh long hoàng đạo”, tức là ngày đẹp để làm thuyền. Khi hạ thủy cũng phải chọn những ngày đẹp. Kỵ nhất là khi hạ thủy thuyền mà gặp một vật cản, thì hôm đó không được đi ra khơi đánh cá. Năm 2014, làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ Quảng Yên đã được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là làng nghề truyền thống, đảm bảo các tiêu chí, đặc biệt là về môi trường.
Hiện nay, nhu cầu đóng thuyền rất lớn, tuy nhiên, việc quy hoạch địa điểm sản xuất tàu thuyền ở Quảng Yên chưa thật sự quy củ. Các chủ cơ sở đóng thuyền ở làng nghề mong muốn chính quyền địa phương quy hoạch khu vực bến bãi, địa điểm đóng thuyền rộng rãi để đáp ứng nhu cầu sản xuất, góp phần phát triển và giữ gìn nghề đóng thuyền truyền thống. Ông Đàm Chí Thiết, Phó phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên cho biết: “Nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ đã có từ rất lâu đời ở Quảng Yên. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng và tạo mọi điều kiện để các gia đình có xưởng đóng tàu thuyền vỏ gỗ được phát triển; đóng được những con tàu thuyền có công suất lớn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế thị xã. Thời gian tới, địa phương sẽ có phương án quy hoạch khu vực đóng thuyền, có bến bãi quy mô rõ ràng để các cơ sở sản xuất tàu, thuyền thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh”.
Bài và ảnh Long Vũ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 Làng nghề, nghệ nhân

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách
09:45 OCOP

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 Làng nghề, nghệ nhân

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 Kinh tế

Homestay xinh đẹp giữa đồi chè
09:44 Du lịch làng nghề