Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Làng thêu trăm tuổi

Nghề thêu xuất hiện ở Xuân Nẻo từ đầu thế kỷ XX. Các nghệ nhân cao niên trong làng cho biết, người khai sáng nghề thêu làng Xuân Nẻo là cụ Nguyễn Văn Thuật, sau khi được một chủ hiệu thêu – đăng – ten (dantene) ở phố Ô Môn, nay là phố Phạm Hồng Thái (Hải Dương) dạy nghề, cụ đã mang nghề thêu về truyền dạy cho người dân làng Xuân Nẻo, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của làng nghề thêu truyền thống nơi đây.

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Trước Cách mạng tháng Tám, các sản phẩm thêu tại làng nghề chủ yếu là hàng thêu trắng, gồm các loại như: khăn trải bàn, phủ ghế, ga trải giường, khăn phủ khay, vỏ chăn…Chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của người Pháp và giới thị dân.

Khi đất nước bước vào thời kỳ kháng chiến, người thợ tạm buông kim, cầm sung, góp sức gìn giữ độc lập dân tộc. Làng nghề vì thế cũng trải qua thời kỳ trầm lắng, sản xuất gián đoạn.

Sau năm 1954, khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, chính sách khôi phục và phát triển sản xuất được triển khai rộng khắp. Nghề thêu Xuân Nẻo theo đó từng bước được khôi phục, rồi phát triển mạnh mẽ vào những năm sau này. Đến nay, Xuân Nẻo đã trở thành một trong những làng nghề tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, với sản phẩm không chỉ mang đậm dấu ấn dân tộc, mà còn thể hiện tinh hoa nghệ thuật của người nghệ nhân.

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Bản sắc văn hóa qua từng đường kim, mũi chỉ

Không đơn thuần là một nghề thủ công, nghề thêu tay ở Xuân Nẻo là nghệ thuật phản ánh chiều sâu văn hóa của đất nước qua từng họa tiết, từng sắc chỉ. Những bức tranh thêu với các chủ đề đa dạng như: hình ảnh tứ quý, hoa lá, danh lam, thắng cảnh,cảnh đẹp quê hương… đều được thể hiện độc đáo và mang giá trị biểu tượng, truyền tải quan niệm sống, đạo lý, tâm hồn người Việt.

Mỗi sản phẩm thêu là một tác phẩm mang hồn dân tộc, nơi đường kim mềm mại như hòa quyện cùng tơ lụa, mũi chỉ đều như nhịp thở. Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Hòa là đời thứ ba trong gia đình có năm thế hệ làm nghề thêu tay tại thôn Xuân Nẻo từng chia sẻ: “Khi thêu một bức tranh, điều quan trọng không chỉ là đường kim mũi chỉ, mà còn phải hình dung ánh sáng chiếu vào từ góc độ nào. Phần nào cần làm nổi thì phải thêu sáng, phần nào cần chìm thì dùng tông tối. Trên nền vải phẳng, người xem vẫn cảm nhận được độ dày, độ nổi, giống như chiều sâu ba chiều của một bông hoa. Để làm được điều đó, người thợ phải biết pha màu chỉ thật khéo, chỗ ánh sáng chiếu vào thì dùng màu nhạt, chỗ khuất thì dùng màu đậm”.

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Sự tài hoa ấy cũng được khẳng định trong cuốn sách “Nghề dệt, nghề thêu cổ truyền Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng: “Ở Xuân Nẻo, hơn nửa thế kỷ qua, người nghệ nhân luôn sử dụng các kỹ thuật và phương pháp thêu truyền thống của dân tộc, đó là: Thêu vặn, bó lẳn, bó chéo, bổ mảng với những thủ pháp nghệ thuật thêu nổi khối hình, thêu màu hòa sắc tạo sáng tối, nông sâu, xa gần, đậm nhạt”.

Chỉ với khung vải trắng và những sợi chỉ màu, người nghệ nhân Xuân Nẻo đã “dệt” nên vẻ đẹp sống động đầy tinh tế, từ sự chuyển sắc nhịp nhàng, đến chiều sâu sống động của từng chi tiết. Tất cả đều được hoàn thiện bằng đôi bàn tay tài hoa, bằng sự kiên nhẫn và cảm quan nghệ thuật của nghệ nhân.

Giữ nghề như giữ mạnh sống quê huơng

Đứng trước biến động và thách thức của thời cuộc, sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng cũng là một thách thức lớn tạo nên “những cơn sóng ngầm” không nhỏ đối với làng nghề. Bên cạnh đó, hàng công nghiệp giá rẻ tràn ngập thị trường khiến sản phẩm thủ công như thêu tay Xuân Nẻo gặp khó trong cạnh tranh và tiêu thụ.

Việc thiếu hụt thế hệ kế cận đang khiến làng nghề dần trở nên “già hóa”, khi những đôi tay tài hoa ngày một “vắng bóng”, thế hệ trẻ kế thừa chưa đủ mạnh để giữ từng đường kim sợi chỉ.

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Vì vậy, những người nghệ nhân Xuân Nẻo đóng vai trò là chủ thể văn hóa, là người tiên phong gìn giữ, phát huy, truyền nghề cho các thế hệ sau cần đổi mới tư duy, phương thức phân phối sản phẩm để thích ứng với nhu cầu của thời đại. Bên cạnh đó, vai trò của các cơ quan chức năng cũng vô cùng quan trọng với những chính sách cụ thể về đào tạo nghề, hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu, kết nối thị trường. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử

Bảo tồn làng nghề, không chỉ là giữ lấy một nghề, mà còn giữ lấy hồn cốt văn hóa, gìn giữ bản sắc, là giữ lại một phần lịch sử sống để trao truyền cho mai sau. Với người dân làng Xuân Nẻo, đó là mạch sống của quê hương chảy trong từng mũi chỉ, từng sợi vải và trong cả tình yêu lặng lẽ với một nghề đã nuôi lớn bao thế hệ.

Nguyên Thêu

Tin liên quan

Thanh Hoá: Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch An

Thanh Hoá: Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch An

LNV - Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) được lưu truyền qua bao thế hệ. Những sản phẩm do các bà, các mẹ làm ra không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ mà còn thể hiện nếp sống, tín ngưỡng của dân tộc Dao.

Tin mới hơn

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Tin khác

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc

LNV - Huyện Chợ Gạo là một trong những địa phương có tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định ở tỉnh Tiền Giang. Sau thời gian nỗ lực xây dựng, từng bước hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), huyện Chợ Gạo vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhậ
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

LNV - Trong chiến lược phát triển không gian đô thị và kinh tế xanh của thành phố Quy Nhơn, núi Vũng Chua với địa hình đồi núi liền kề biển và hệ sinh thái rừng thông đặc trưng đang được tỉnh Bình Định định hướng trở thành một vùng lõi quan trọng, kết nối
Giao diện di động