Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
Hiện nay, tỉnh Bình Định còn duy trì hai làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại làng Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và làng Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh). Đây là những điểm sáng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch thông qua Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
![]() |
Với người Ba Na ở Bình Định, thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống |
Tại làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, những ngày đầu tháng 5, không khí khung dệt rộn ràng. Nghệ nhân Đinh Thị Bung (55 tuổi) giới thiệu các sản phẩm thổ cẩm truyền thống với hoa văn độc đáo. Bà cho biết, mỗi tháng chỉ dệt được vài bộ áo váy, với giá bán dao động từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/sản phẩm.
Trước đây, khung dệt là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình người Ba Na. Họ sử dụng bông để kéo sợi, xử lý, nhuộm màu và dệt thành vải với ba tông màu chủ đạo: đỏ, đen, trắng. Ngày nay, nguyên liệu sợi đa dạng hơn, giúp tăng tính thẩm mỹ và đáp ứng thị hiếu khách hàng, đặc biệt qua các sản phẩm mới như túi xách, ví, đồ lưu niệm…
![]() |
Bà Đinh Thị Bung bên khung dệt thổ cẩm |
Làng hiện có khoảng 70 hộ vẫn giữ nghề, góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc. Bà Đinh Thị Lên (62 tuổi) – người gắn bó với nghề từ năm 15 tuổi – chia sẻ niềm tự hào khi lớp trẻ trong làng vẫn duy trì truyền thống dệt vải của cha ông.
Tại làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, nghề dệt thổ cẩm cũng đang được khôi phục nhờ gắn với phát triển du lịch. Nghệ nhân Đinh Thị Choai cho biết, tuy kỹ thuật dệt tương đồng với các dân tộc khác, nhưng họa tiết của người Ba Na lại rất riêng biệt, thường là các hình học, hoa văn li ti, nổi bật với ngôi sao tám cánh.
Giá sản phẩm dao động tùy vào mức độ hoa văn và thời gian hoàn thiện. Váy nữ có thể lên đến 3-4 triệu đồng/bộ, trong khi áo nam đơn giản hơn, giá từ 500.000 đến 1,5 triệu đồng.
![]() |
Nhiều Nghệ nhân lớn tuổi vẫn miệt mài bên khung dệt |
Nghệ nhân Đinh Thị Đươi chia sẻ, nếu có đầu ra ổn định, thu nhập người dân sẽ cải thiện, từ đó khuyến khích giữ nghề. Bà sẵn sàng truyền nghề cho thế hệ trẻ, tạo đội ngũ kế thừa, góp phần vực dậy làng nghề truyền thống.
Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến việc bảo tồn làng nghề. Dệt thổ cẩm Hà Ri đã được công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định, là tín hiệu tích cực cho sự phát triển bền vững. Huyện Vân Canh cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng.
![]() |
Nghệ nhân các làng dệt thổ cẩm sẵn sàng truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho thế hệ trẻ, giúp duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm trong tương lai |
Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, nhấn mạnh: “Tuy chưa mang lại thu nhập lớn, nhưng nghề dệt thổ cẩm đang tạo ra sức lan tỏa văn hóa đến thế hệ trẻ, giúp họ trân trọng và gìn giữ bản sắc dân tộc”.
Theo bà Huỳnh Thị Anh Thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, thời gian qua Sở đã tổ chức các lớp dạy nghề, mở câu lạc bộ dệt thổ cẩm, tạo sân chơi cho nghệ nhân giao lưu, quảng bá và bán sản phẩm. Đây cũng là một phần trong tiến trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Tin liên quan

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống
09:48 | 17/06/2025 Nông thôn mới

Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại
09:49 | 17/06/2025 Tin tức

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 Tin tức

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 Kinh tế

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 Tin tức

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 OCOP

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 Sức khỏe - Đời sống