Huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi): Độc đáo nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Nằm phía dưới chân đèo Lâm, bên dòng sông Liêng, Làng Teng một làng người dân tộc H’rê từ ngàn đời nay, đã dệt những tấm thổ cẩm với sắc màu phong phú và trở thành ngôi làng duy nhất ở Quảng Ngãi có nghề dệt thổ cẩm với hơn 200 hộ.
Phụ nữ ở Làng Teng hiện nay, ngoài việc làm đồng, thì hầu hết từ già đến trẻ đều biết nghề dệt thổ cẩm
Người phụ nữ H’rê giữ vai trò quan trọng trong việc quán xuyến việc nhà và giữ gìn nghề truyền thống của dòng họ. Trẻ em gái làng Teng khi vừa hiểu biết ngày ngày đã thấy hình ảnh của mẹ và bà bên canh cửi. Khi vừa chớm thanh xuân các em đã làm quen với khung dệt, sợi bông như một mặc định. Tất cả trang phục như váy, áo, khố, khăn choàng, khăn che đầu, vải địu trẻ đều được dệt cây bông trên giẫy bằng đôi bàn tay khéo léo cần mẫn của người phụ nữ H’rê.
Riêng nghề dệt thổ cẩm làng Teng tại xã Ba Thành, huyện Ba Tơ đã tồn tại từ lâu đời, được coi là cái nôi về nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc H’re. Theo những người cao tuổi ở làng kể lại, trước đây có những giai đoạn cả làng trồng cây bông trên sườn đồi và dọc ven suối. Đến mùa thu hoạch cây bông nở trắng xóa, bà con hớn hở đem về rồi phơi, kéo sợi, nhuộm rồi dệt. Cả làng nhộn nhịp vui vẻ khi vào mùa bông. Nghề dệt thổ cẩm phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho các hộ dân tại bản làng.
Thổ cẩm Người H’rê thường có hai mầu đen và đỏ trên tấm thổ cẩm có những hoa văn miêu tả thiên nhiên như sông, suối, hay hình giống các loài vật như mỏ gà, tổ ong, da rắn, da chăn, lá cây, công cụ sản xuất săn bắt của Người H’rê như cung, tên, nỏ, rựa...Hoa văn chủ đạo trên tấm vải có hình tam giác cân hay các hình vuông được xếp cạnh nhau rất hài hòa mỹ thuật.
Trước kia nguyên liệu để dệt thổ cẩm người ta lấy từ cây bông rồi đem về phơi cho bông nở bung. Sau đó dùng sa quay kéo thành sợi, hái lá cây ghin gu đem về giã rồi nấu với bột gạo thành phẩm màu để nhuộm cho sợi bông có màu đen. Nếu muốn có màu đỏ thì phải vạt vỏ cây Pắh –đếch đem về bỏ vào nồi đồng lớn nấu với một ít vôi, sau đó mới đem nhuộm sợi. Cách nhuộm này giúp sợi bông có màu đẹp và khó phai so với chỉ màu công nghiệp.
Tuy nhiên có một thực tế đã và đang diễn ra, đó là từ khi sự giao thương giữa miền xuôi với miền ngược mở ra, Người H’rê bắt đầu làm quen với kiểu ăn mặc mới, dần bỏ trang phục truyền thống và ăn mặc như người miền xuôi, thị trường tiêu thụ dệt thổ cẩm làng Teng càng bị thu hẹp, số hộ làm nghề ngày càng giảm.
Hơn nữa để dệt một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, người thợ thủ công phải tốn nhiều thời gian nhưng thu nhập không tương xứng với công sức bỏ ra. Nhiều người đã tìm việc làm khác, không giữ nghề truyền thống cha ông. Từ đó nghề dệt ở làng Teng có nguy cơ mai một nếu không có đội ngũ kế thừa gìn giữ và phát huy.
Với mục đích bảo tồn và duy trì các ngành nghề truyền thống. Từ năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng công trình “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn làng Teng” với kinh phí đầu tư trên 10,5 tỷ đồng, để xây dựng 01 nhà trưng bày và phục vụ 03 nhà truyền thống. Các hạng mục đầu tư đã được đưa vào sử dụng.
Huyên Ba Tơ đã cũng chú trọng hơn việc khôi phục các làng nghề truyền thống. Tổ chức các chương trình quảng bá nhằm hỗ trợ nghề dệt thổ cẩm của làng Teng duy trì và phát triển. Tăng cường phối hợp với các nhà tài trợ khẩn trương mở thêm các điểm trưng bày, quảng cáo sản phẩm truyền thống này. Để làm được điều này, quan trọng là nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế, làm ra nhiều loại sản phẩm đẹp, tiện lợi hấp dẫn, đáp ứng thị yếu người tiêu dùng.
Ngày 29/01/2019 Nghề truyền thống dệt thổ cẩm Người H’rê, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bài, ảnh: Khôi Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công